Ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Dị bản
Làm lẽ ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Làm cả ăn bát Đại Thanh nằm chiếu miến
Làm lẽ ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Làm cả ăn bát Đại Thanh nằm chiếu miến
Có bát mát mặt
Lớn bát cơm, to bó lúa
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cò dò lên cây
Tiếc công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn, cao giò bò bay
Biết rằng nông nỗi thế nầy
Thì ông đặp chết từ ngày cò con
Người ta bắt chạch đằng đầu
Mẹ em tham giàu, bắt chạch đằng đuôi
Thương nhau bất luận giàu nghèo
Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.
Nhà vua bắt lính đàn ông
Mười sáu tuổi rưỡi đứng trong công đường
Ai trông thấy lính chả thương
Đứng trong công đường nước mắt như mưa.
Mèo nhỏ bắt chuột con
Tối trời bắt xẩm trông sao
Xẩm thề xẩm thấy ông nào, xẩm đui!
Cơm chung bát canh chung nồi
Ước gì ta được cùng ngồi một mâm
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay
Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết
Tương truyền câu này do một nhà sư đặt ra để đố Lê Quý Đôn, lúc ấy còn kiêu ngạo cho treo tấm bảng Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn 天下疑一字來問 (ai không hiểu chữ gì thì đến mà hỏi) ngoài cổng. Điều lí thú là câu này còn có thể hiểu là "Ai không hiểu chữ nhất thì đến mà hỏi."
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.