Đập đập trói trói
Bỏ đói một ngày
Hôm sau đi đày
Đặt cho tên khác
Tìm kiếm "đắp chiếu"
-
-
Đạp xe lấy nước lên đồng
-
Dập dìu cánh hạc chơi vơi
-
Dập dìu thấy khách đường xa
Dập dìu thấy khách đường xa
Vịt thêm dầu đượm, ngỗng pha rượu nồng -
Chân đạp miền thanh địa
-
Đối đáp
– Trọc gì ?
– Trọc đầu.
– Đầu gì?
– Đầu tàu.
– Tàu gì?
– Tàu hoả.
– Hoả gì?
– Hoả tốc.
– Tốc gì?
– Tốc hành.
– Hành gì?
– Hành củ.
– Củ gì?
– Củ khoai.
– Khoai gì?
– Khoai lang.
– Lang gì?
– Lang trọc.
– Trọc gì?
– Trọc đầu. -
Chân đạp đất, ngàn năm không hở
Chân đạp đất, ngàn năm không hở,
Đầu đội trời biết thuở nào nguôi.
Anh thương em nước mắt sụt sùi,
Khăn lau không ráo, vạt áo chùi không khô. -
Xây thành đắp lũy cho cao
-
Một hòn đắp chẳng nên non
-
Bốn ông đập đất, một ông phất cờ
-
Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập
-
Nhà giàu đạp phải cái gai
Nhà giàu đạp phải cái gai
Cũng bằng nhà khó gãy hai xương sườn -
Trồng trầu đắp nấm cho cao
-
Gậy ông đập lưng ông
Gậy ông đập lưng ông
-
Công anh đắp lũy xây thành
Công anh đắp lũy xây thành
Trồng cây nên trái để dành ai ăn?Dị bản
Tiếc công anh gánh gạch xây thành
Trồng cây nên trái để dành ai ăn?
-
Hai chân đạp đất giòn giòn
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan -
Bốn chân đạp đất từ bi
-
Bà Chúa đạp phải gai
Bà Chúa đạp phải gai bằng thuyền chài đổ ruột
-
Xây thành đắp lũy trên non
-
Bốn chân đạp đất, cổ cất thượng thiên
Chú thích
-
- Xe nước
- Công cụ làm bằng tre, có hình chiếc bánh xe, dùng để lấy nước tưới cho đồng ruộng. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do Nguyễn Trường Tộ vẽ lại mang về áp dụng từ nửa cuối thế kỉ 19.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Lý Thái Tổ
- Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
-
- Cá rô Tổng Trường
- Loài cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình, ngày xưa dùng để tiến vua.
-
- Thanh địa
- Vùng đất trong sạch. Có bản chép: thánh địa (vùng đất thánh, đất thiêng).
-
- Mũ bình thiên
- Kiểu mũ của vua chúa đội thời phong kiến.
-
- Áo mã tiên
- Loại áo do nữ công nhã nhạc triều Nguyễn mặc khi chơi nhạc.
-
- Lũy
- Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.