Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng,
Tai nghe tiếng hát dậy vùng ra đi.
Con rồng nằm bãi cát bày vi,
Vì chưng thương bạn nên ra đi làm vầy.
Ra đi cha đánh, mẹ ngầy,
Không đi bạn ở ngoài này bạn trông.
Tìm kiếm "đắp chiếu"
-
-
Nằm nhà đắp chiếu ngủ an
-
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
-
Vừa quen thì lại vừa già
-
Ở xa nghe tiếng em hò
Ở xa nghe tiếng em hò
Nỡ nào đắp chiếu nằm co một mình -
Được bữa nào xào bữa ấy
Được bữa nào xào bữa ấy
Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không -
Xấu tre đan chẳng nên sàng
-
Thượng thò hạ thụt
-
Tay chiêu đập niêu không vỡ
-
Từ ngày vắng khách đào thơ
-
Tháng Giêng xuân tuyết mau mưa
Tháng giêng xuân tuyết mau mưa
Nhớ chàng những lúc sớm trưa vui cười
Tháng hai hoa đã nở rồi
Nhớ chàng em phải đứng ngồi thở than
Tháng ba nắng lửa mưa dầu
Nhớ chàng em những âu sầu chả tươi
Tháng tư sấm giục mưa rơi
Nhớ chàng thơ thẩn ra chơi vườn cà
Tháng năm gặt hái rồi rà
Nhớ chàng như thể nhớ hoa trên cành … -
Con sắt vật ngã ông Đùng
-
Hôm qua anh nằm nhà anh
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa -
Em đà thưa với mẹ thầy
-
Thương ai ai có giữ lời
Thương ai ai có giữ lời
Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông
Chiếu kia nửa đắp nửa mong
Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai -
Tai ta nghe tiếng bạn có đôi
-
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiềnDị bản
-
Trời chiều bóng đã nhá nhem
Trời chiều bóng đã nhá nhem
Thương anh chưa vợ, thương em chưa chồng
– Thôi anh ơi! Chớ có buồn
Khúc sông ở đó, ngọn nguồn ở đây -
Thân em như thể xuyến vàng
-
Xấp hàng Tàu để lâu cũng ế
Chú thích
-
- Vi
- Vây.
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Hò khoan
- Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Giường hòm
- Loại giường trên giường dưới hòm, vừa dùng để nằm vừa dùng chứa quần áo, đồ trang sức hoặc thóc gạo, ngày xưa chỉ những nhà khá giả mới có.
-
- Hải Triều
- Tên Nôm là làng Hới, một làng nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề truyền thống là dệt chiếu. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe... Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng, dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình theo tên tỉnh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Chiêu
- Bên trái (từ cổ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Đào tơ
- Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Đào chi yêu yêu,
Hữu phần kỳ thực.
Chi tử vu quy,
Nghi kỳ gia thất.Tạ Quang Phát dịch:
Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
Theo chồng, nàng quả hôm nay.
Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.
-
- Mưa dầu
- Mưa ít quá, làm cho nóng thêm.
-
- Rồi rà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Rồi rà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Săn sắt
- Còn gọi là cá thia lia hoăc cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân hình rất nhỏ nhưng rất phàm ăn.
-
- Ông Đùng bà Đà
- Đôi vợ chồng khổng lồ vào thời hỗn mang trong thần thoại Việt Nam, có thân hình rất cao lớn và sức khoẻ phi thường.
-
- Cùng
- Khắp, che phủ hết.
-
- Theo Vũ Ngọc Phan: Một hôm ông Đùng lội qua suối bị con cá săn sắt cắn vào chân, làm ông giật mình, ngã lăn xuống bờ suối. Thường thì một con vật rất nhỏ cắn vào chân người ta một cách bất ngờ, cũng làm người ta giật mình mà trượt. Từ thực tế ấy, người ta có thể nhận định: nếu nhỏ và yếu mà đánh vào một lực lượng to lớn và khỏe một cách bất ngờ thì vẫn có thể thắng được [...] Còn vế dưới của câu trên "Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay" có nghĩa là đắp chiếu lồng cồng, người có ấm, nhưng dù có đắp đến mười chiếc chiếu thì bàn tay vẫn còn cóng, vẫn lạnh, phải ủ bàn tay vào áo thì ngủ mới yên. Như vậy, không phải cứ lấy số đông ào ạt mà đã tác động hoặc áp đảo được một thứ gì nhỏ bé, vây kín được một vật gì nhỏ bé (Tục ngữ ca dao dân ca Viêt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội, in lần thứ 9, 1992, tr.68)
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lược ngà
- Lược chải đầu làm từ ngà voi, là loại lược quý hiếm, đắt tiền.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Mười hai bến nước
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”
Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)