Tám thằng dân vần cục đá tảng
Hai ông xã xách nạng chạy theo
Tìm kiếm "vân cát"
-
-
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Mua danh ba vạn
Bán danh ba đồng -
Ai về đóng ván cho dầy
-
Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
Dị bản
Thua trời một vạn không bằng thua bạn một li
-
Ông Tơ đành vấn Bà Nguyệt đành vương
-
Đường này anh vẫn đi qua
Đường này anh vẫn đi qua
Hai bên đường cái là hoa em trồng
Hoa em thơm ngát thơm lừng
Anh đã có vợ, anh đừng hái hoa
Hái hoa tan cửa nát nhà
Vợ con lăn lóc vì hoa em trồng -
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanhDị bản
Chàng về thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Trông hoa hoa chẳng muốn cười
Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
-
Người về em vẫn khóc thầm
-
Một trăm tấm ván
-
Ghe anh mỏng ván bóng láng nhẹ chèo
-
Tam niên học vấn bất khuy viên
-
Bánh canh cọng vắn cọng dài
Dị bản
Bánh canh cọng vắn cọng dài
Ai xin tôi biếu, ai nài tôi cho
-
Qua cầu lột ván tháo đinh
Qua cầu lột ván tháo đinh
Người thương ở bạc với mình không hay -
Anh về cưa ván đóng đò
-
Anh về cưa ván đóng thùng
Anh về cưa ván đóng thùng,
Mua men nấu rượu cho em chung một hàng -
Anh xuôi em vẫn trông chừng
Anh xuôi em vẫn trông chừng,
Trông mây, mây tản, trông rừng, rừng xanh.
Anh xuôi em đứng cửa ngăn,
Hai hàng nước mắt chảy quanh má hồng. -
Tôi yêu anh vạn, tôi mến anh nghìn
Tôi yêu anh vạn, tôi mến anh nghìn
Anh có ăn thuốc, đưa tiền tôi mua! -
Mình chuông vuông vắn
-
Triều đình có văn, có vũ
-
Còn tiền chán vạn người mời
Còn tiền chán vạn người mời
Hết tiền anh đứng trông trời thở than
Chú thích
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tái hồi
- Quay lại (từ Hán Việt).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Mái
- Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Đổng Trọng Thư
- Một nhà nho thời Tây Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh năm 179, mất năm 117 trước Công nguyên. Xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, từ nhỏ ông đã khổ công học tập, nổi tiếng là "học ba năm không nhìn ra vườn" (Tam niên học vấn bất khuy viên).
-
- Lưu liên dạ hành
- Hay đi chơi đêm.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Thiên Thai
- Một dãy núi gồm chín ngọn núi liền nhau (ngọn cao nhất cao 150 mét) tạo thành hình rồng lượn, nằm bên bờ sông Đuống, về phía tây bắc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trên núi có nhiều đền chùa, từ xưa đã là một thắng cảnh.
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai?
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Vũ
- Ta quen đọc là võ (từ Hán Việt).