Bạn bè chuyện vãn vài phân
Chớ đem tấc dạ mười phần tuôn ra
Tìm kiếm "ban tối"
-
-
Ngọn cờ đỉnh núi xa trông
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước chảy mạnh cặc bần run bây bẩy
-
Ra về nhớ bạn quá chừng
-
Lệ tuôn sầu thảm mong ai
-
Bán bò mua cuốc
-
Bán củi để con chết rét
-
Bạn thương hơn nương rào
-
Ngày ngày cắp nón ra đi
Ngày ngày cắp nón ra đi
Buôn gì chẳng có, bán gì thì không -
Bán đong buông, buôn đong be
-
Dù ai buôn bán trăm nghề
-
Làm thơ anh dán đọt bần
-
Cây bần ơi hỡi cây bần
Cây bần ơi hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm -
Không thương em hổng có cần
Dị bản
Thương không thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ ổi bần thiếu chi
-
Chợ đang đông em không toan liệu
Chợ đang đông em không toan liệu
Chợ tan rồi em bán chịu không ai mua -
Buôn thần bán thánh
Buôn thần bán thánh
-
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Dị bản
Buôn tàu buôn bè không bằng dè miệng
Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè lỗ miệng
Buôn thủy buôn vã chẳng đã hà tiện
-
Ăn cho, buôn so
-
Vốn anh là vốn buôn nồi
Vốn anh là vốn buôn nồi
Trượt chân một cái, lỗ lời anh đi -
Em về sắm sọt buôn chè
Chú thích
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Bán bò mua cuốc
- Ngớ ngẩn, không biết tính toán, bán đi một tài sản lớn để mua một vật dụng nhỏ.
-
- Bán củi để con chết rét
- Bi kịch của người lao động, làm ra sản phẩm mà mình không được hưởng.
-
- Bạn thương hơn nương rào
- Sống hữu hảo, thân tình với nhau thì mọi việc yên bình, ngược lại thì dù tường cao cổng kín cũng khó lòng ở yên.
-
- Đong buông
- Buông tay ra để thóc gạo không đầy vun miệng đấu, người mua được ít.
-
- Đong be
- Dùng hai bàn tay be miệng đấu để đong được nhiều.
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Đước
- Một loại cây rất thường gặp ở miền Tây Nam Bộ. Cây đước mọc thành rừng ở các vùng bờ biển bùn lầy, có bộ rễ rất lớn gồm một rễ cọc và rất nhiều rễ phụ đâm sâu xuống, giúp cây bám chặt lấy đất. Rừng đước ngập mặn có một vai trò rất lớn trong việc chống xói lở đất, giữ phù sa, cải tạo đất, đồng thời là môi trường sinh thái cho nhiều loài động vật nhỏ khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ăn cho, buôn so
- Trong chuyện ăn uống thì có thể dễ dãi, nhưng trong chuyện buôn bán thì phải tính toán hơn thiệt kĩ càng.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.