Nực cười đũa bếp bịt vàng
Chuồng heo lợp ngói, lẫm làng lợp tranh
Tìm kiếm "Cưỡi công"
-
-
Nực cười cho cá cắn câu
-
Nực cười cóc nọ leo thang
-
Nực cười cho kẻ đèo bồng
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi -
Bạn cười thì mặc bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Duyên ta không bén với người thì thôi -
Hay cười như thể đười ươi
-
Tàu cười, Tây khóc, Nhật lo
Dị bản
-
Nực cười chữ nãi là bèn
-
Có cưới có cheo
-
Người cười trước, làm chước cho kẻ cười sau
Người cười trước, làm chước cho kẻ cười sau
-
Anh lanh cưới vợ cho lanh
Anh lanh cưới vợ cho lanh
Đến khi có khách đỡ anh trăm bề -
Ma chê cưới trách
Ma chê cưới trách
-
Rắp toan cưỡi ngựa ra về
-
Chồng lanh cưới vợ khù khờ
-
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
-
Đè đầu cưỡi cổ
Đè đầu cưỡi cổ
-
Phụ mẫu cưới em về, có vòng vàng chuỗi hột
Phụ mẫu cưới em về, có vòng vàng chuỗi hột
Anh mê cờ bạc, lột bán sạch trơn -
Đầu mày cuối mắt
Đầu mày cuối mắt
-
Thôi đừng cười gió cợt trăng
-
Đừng lo cưới vợ miệt đồng
Chú thích
-
- Lẫm
- Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Đười ươi
- Loài linh trưởng chi họ Người, lông rậm màu vàng sẫm pha trộn với màu xám. Chúng thuộc loại gần gũi nhất với con người cả về mặt hình thể lẫn trí tuệ, có thể sử dụng công cụ một cách tinh vi. Đười ươi ngày nay có nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do nạn chặt phá rừng.
-
- Nạn đói năm Ất Dậu
- Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Nãi
- Bèn (chữ Hán 乃).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Bánh hỏi
- Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.
-
- Rắp toan
- Sắp sửa (từ cũ).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Xích thằng
- Sợi chỉ đỏ, dùng để chỉ duyên vợ chồng, gắn với điển tích về Nguyệt lão.
Cạn lời, khách mới thưa rằng,
Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao
(Truyện Kiều)
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Ba khía
- Một loại cua nhỏ đặc trưng những vùng nước mặn hoặc nước lợ Nam Bộ, càng to, càng và ngoe có màu đỏ tím, mai màu nâu bùn có ba vạch khía rất rõ. Ba khía sống trải dài từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, và nhiều nhất ở U Minh. Trước đây, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm là mùa kết cặp giao phối của ba khía, lúc đó người dân miền Tây Nam Bộ thường rủ nhau đốt đuốc đi bắt ba khía ban đêm. Ngày nay, do môi trường sống thay đổi, số lượng ba khía không còn dồi dào như trước nữa. Ba khía có thể chế biến thành các món rang me, rang mỡ hành, luộc, nấu chao... Mắm ba khía chế biến từ ba khía ngâm với muối hột là món ăn bình dân khoái khẩu của nhiều người. Nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam từng gọi ba khía là "con cua của người nghèo" và đã viết một truyện ngắn mang tên Ngày hội ba khía.