Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưa
Còn duyên chửa nói đã cười
Dị bản
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
Còn duyên chửa nói đã cười
Hết duyên gọi chín mười lời chả thưa
Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên, gọi chín mười lời không thưa.
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi
Ai ơi được ngọc đừng cười
Ta đây được ngọc rụng rời tay chân
Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên
Buồn tình chẳng muốn nói cười
Bởi thương vợ người không được thì thôi
Sao mà không nói không cười
Hay là đây chín đó mười không ưng
Thấy em đẹp nói đẹp cười,
Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng.
Vậy nên anh gửi thư sang,
Bởi lòng anh quyết lấy nàng mà thôi.
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Hong hóng như lồn chực cưới
Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười
Vợ lớn anh có chua mấy cũng là vợ cưới
Còn em đây có ngọt như mía lùi cũng tiếng vợ theo không
Thiếp đây không phải con người cợt nhiễu trêu cười
Chổi trần bia miệng để đời thế gian
Nghèo nghèo, nợ nợ, có phước gặp cô vợ bán don
Rủi mai có chết cũng còn cặp ui.
Có nghèo, có khó cũng lấy con vợ bán don,
Lỡ khi nó chết cũng còn cặp ui!
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.