Chiều chiều ra đứng bờ sông
Sông xa xa tít cho lòng em đau
Vì ai đứng tủi ngồi sầu
Vì ai chờ đợi bấy lâu mỏi mòn
Tìm kiếm "tháng bảy"
-
-
Anh dệt cửi, em kéo hoa
-
Giời làm sóng lở cát bay
Giời làm sóng lở cát bay
Cho tớ bỏ thày cho mẹ bỏ con
Cửa nhà trôi mất chẳng còn
Vợ chồng cõng bế đàn con lên chùa
Năm nay nạn nước ơn vua
Quan trên phát chẩn ở chùa Tây Phương
Giời làm một trận lỡ đường
Cho nên mới biết Tây Phương thế này
Giời làm sóng lở cát bay
Quan trên phát chẩn mỗi ngày hai ca
Đàn ông cho chí đàn bà
Rạng ngày hăm tám đi ra mà về
Quan tuần, quan án ngồi nghĩ cũng ghê
Thuê ngay hai chiếc thuyền về đình chung
Giàu cùng, khó lại chẳng cùng
Ai ơi còn cậy anh hùng làm chi
Sinh ra nước lụt làm gì
Giàu thì bán ruộng, khó thì bán con
Nghèo thì bán cả nồi cấn lẫn lon đựng cà
Có thì bán cửa bán nhà
Nghèo bán đứa bé lấy ba bẩy hào -
Trông trăng mà thẹn với trời
Trông trăng mà thẹn với trời
Soi gương mà thẹn với người trong gương
Thân này đáng giá nghìn vàng
Bắt đem dãi nắng dầm sương bấy chầy
Sao lòng nhiều nỗi đắng cay
Bấy lâu thảm chất sầu xây nên thành -
Nhạn còn chích cánh lạc bầy
-
Dưng dưng như cá vào lờ
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà
Bây giờ chê xấu chê xa
Chê cửa chê nhà chê khó chê khăn
Ở đâu yểu điệu thanh tân
Sao anh chẳng chịu cầm cân đi lừa?
Vàng mười đắt mấy sao anh chẳng mua?
Cầm cân đi lừa lại phải thau năm
Thau năm đánh lẫn vàng mười
Rồng vàng cuộn khúc nghĩ đuôi thằn lằn -
Trống cơm khéo vỗ nên vông
Trống cơm khéo vỗ nên vông,
Một bầy con nhít lội sông đi tìm,
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ.
Thương ai duyên nợ tang bồng.Video
-
Đời phải đời thạnh trị
-
Anh về ba bữa anh lên
-
Anh chê thuyền thúng chẳng đi
– Anh chê thuyền thúng chẳng đi,
Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
– Em chê thuyền ván chẳng đi,
Em đi thuyền thúng có khi trùng triềng
Có khi đổ ngả đổ ngiêngDị bản
Em chê thuyền thúng chẳng đi
Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi
-
Cỏng còng là cỏng còng cong
-
Thương thay thân phận con tằm
-
Đêm qua đêm lạnh đêm lùng
-
Con chim xanh đứng bóng thở dài
-
Cái cò lặn lội bờ ao
-
Truyện Kiều anh thuộc làu làu
-
Vè uống rượu
Một chén giải cơn sầu
Hai chén còn nhơn đạo
Ba chén còn gượng gạo
Bốn chén nổi sân si
Năm chén sập thần vì
Sáu chén ngồi ghì xuống đó
Bảy chén thì đuổi chẳng đi
Tám chén lóc trộn lộn ra
Chín chén lóc trộn lộn vô
Mười chén ai xô tôi ngã
Mười một chén chửi cha ai xôDị bản
Uống một ly nhâm nhi tình bạn
Uống hai ly giải cạn cơn sầu
Uống ba ly mũi chảy đầy râu
Uống bốn ly ngồi đâu nói đó
Uống năm ly cho chó ăn chè
Uống sáu ly ai nói nấy nghe
Uống bảy ly làm xe lội nước
Uống tám ly chân bước chân quỳ
Uống chín ly còn gì mà kể
Uống mười ly khiêng để xuống xuồngMột xị giải phá cơn sầu
Hai xị mũi chảy đầy râu
Ba xị nằm đâu ngủ đó
Bốn xị cho chó ăn chè
Năm xị làm xe lội nước
Sáu xị vợ rước về nhà
Bảy xị ông bà chửi nát
Tám xị ra đống rác nằm
Chín xị lên băng ca
Mười xị ra nghĩa địaNhất xị mở mang trí hoá,
Nhị xị giải phá thành sầu,
Tam xị mũi chảy đầy râu,
Tứ xị ngồi đâu “đứa” đó,
Ngũ xị cho chó ăn chè,
Lục xị vợ đè cạo gió,
Thất xị mua hòm để đó,
Bát xị … cho nó chết luôn!
-
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai. -
Bồng bồng đổ lộc ra hoa
Bồng bồng đổ lộc ra hoa
Một đàn vợ lính trẩy ra thăm chồng
Trẩy ra có gánh có gồng
Trẩy ra thăm chồng bảy bị còn ba
“Nào ai nhắn nhủ mi ra?
Mi ngồi mi kể con cà con kê
Muốn tốt quảy bị mà về
Việc quan anh chịu một bề cho xong”
Xưa kia anh ở trong phòng
Bây giờ anh đã vào trong hàng quyền …
Chú thích
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Kéo hoa
- Còn gọi là cài hoa, công việc hỗ trợ cho việc dệt trong quá trình dệt lụa hoa. Dệt cài hoa phải có hai người, một người điều khiển chính là người dệt, người kéo hoa có nhiệm vụ kéo go xà thật ăn ý với động tác của người dệt chính.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phát chẩn
- Phân phát tiền, gạo,... để cứu giúp người nghèo đói, gặp khó khăn hoạn nạn.
-
- Chùa Tây Phương
- Tên chữ là Sùng Phúc Tự (崇福寺), là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại thì chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, trong đó có bộ tượng 16 vị La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau.
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
(Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Chích
- Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rày
- Từ thêm vào cho vần, thường thấy trong ca dao Nam Bộ, có nghĩa là lại (theo nhà thơ Bùi Thanh Kiên).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Con nhít
- Con nít (từ cổ ở miền Bắc).
-
- Các dị bản khác chép: con sít. Ở miền Nam, lại có dị bản chép: con nít. Xem thêm giải thích tại đây.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Thạnh trị
- Thịnh trị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Trùng triềng
- Như tròng trành. Nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Giấm thanh
- Thứ giấm có vị chua thanh, được làm từ rượu và các loại tinh bột hoặc trái cây.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thõng thòng thòng
- Thõng xuống, trễ xuống.
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Thần vì
- Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Xị
- Đơn vị đo thể tích (thường là rượu) của người bình dân, cỡ 1/4 lít.
-
- Băng ca
- Cáng y tế dành khiêng người bị thương hoặc đau ốm, lấy từ từ brancard trong tiếng Pháp.
-
- Huyền
- Một loại đá màu đen nhánh, dùng làm đồ trang sức. Cũng chỉ màu đen nhánh như hạt huyền.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Bồng bồng
- Loại cây thân cứng, mọc vươn thẳng, lá màu xanh đậm, nhỏ thon dài, ưa nơi đất ẩm, râm mát. Hoa bồng bồng ra từ búp ngọn rồi buông xuống thành từng chùm dài, màu trắng ngà, mùi thơm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Lá bồng bồng cũng là một vị thuốc nam.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Quyền
- Cách xưng hô với người có chức vụ ngày xưa (ông quyền, cậu quyền...).