Tìm kiếm "lòng mẹ"
-
-
Đi guốc trong bụng
Đi guốc trong bụng
-
Đừng ham hốt bạc ghe chài
-
Lòng lang dạ sói
Dị bản
Lòng lang dạ thú
-
Cực tình ta lắm bạn ơi
-
Cầu ông mưa thuận gió hòa
-
Ngó lên tổ nễ chau mày
-
Quen nhau chưa nỡ rời tay
-
Dạ anh, dạ bưởi dạ bòng
Dạ anh, dạ bưởi dạ bòng
Ngoài da xanh lét, trong lòng chua le -
Dạ em ăn ở làm ri
-
Thay lòng đổi dạ
Thay lòng đổi dạ
-
Đừng ham nhà ngói cao nền
Đừng ham nhà ngói cao nền
Lăn thân vô đó biết bền hay không? -
Giữa lưng trời có vũng nước trong
-
Rậm mày ắt cả lông
-
Quanh năm nhút chuối, vại cà
-
Giận thay một nén vàng mười
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ách ửi một hồi rất đỗi lâu
-
Đầu bằng quả quýt, đít bằng cái thúng
-
Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
-
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín câyDị bản
Chú thích
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tổ nễ
- Tổ tiên, ông bà (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bán tín bán nghi
- Nửa tin nửa ngờ (từ Hán Việt).
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Nhút
- Món dưa muối xổi (muối nhanh, làm ăn ngay trong ngày) làm từ xơ mít hoặc hoa chuối, có thể trộn thành nộm, hoặc nấu canh cá, xào với thịt ba chỉ v.v. Nước ta có nhút mít Thanh Chương (Nghệ An) ngon nổi tiếng.
-
- Long
- Lỏng ra, rời ra.
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.
-
- Lồng bàn
- Đồ đan bằng tre nứa, ngày nay còn được làm bằng nhựa, có hình thúng, dùng để đậy thức ăn, chống ruồi muỗi đậu vào.
-
- Thần Nông
- Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…
-
- Thượng Kinh
- Chỉ kinh thành Thăng Long (Hà Nội xưa).
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.