Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Tìm kiếm "Chúa Then"
-
-
Chùa cao đúc tượng tốn đồng
Chùa cao đúc tượng tốn đồng
Công chi em đó mà gánh gồng mỏi vai -
Chùa làng dựng ở xóm côi
-
Chưa vỡ bọng cứt, đã đòi bay bổng
Chưa vỡ bọng cứt đã đòi bay bổng
-
Chưa đi đến chợ thì ngây
Chưa đi đến chợ thì ngây
Đã đi đến chợ thì hay mọi điều -
Chưa tối đã vội đi nằm
-
Chưa chồng chơi đúm chơi đu
-
Chưa bức chưa vội chưa cần
Chưa bức chưa vội chưa cần
Trước sau cũng chỉ một lần mà thôi -
Chùa nát nhưng có Bụt vàng
Dị bản
-
Chưa lấy được nường thì trải bàn tay nường ngồi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chưa chết đã đem đi chôn
-
Chưa đẻ đã đặt tên
Chưa đẻ đã đặt tên
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chưa nặn bụt đã nặn bệ
Chưa nặn bụt đã nặn bệ
Dị bản
Chưa nặn Bụt đã nặn buồi
-
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
-
Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
-
Chùa hư tốn ngói của làng
Chùa hư tốn ngói của làng
Anh hư cơ nghiệp tại nàng lang dâm -
Chưa mua thì nói rằng hèn
Chưa mua thì nói rằng hèn
Đến khi mua được vừa khen vừa mừng -
Chưa vợ anh mới đi tìm
Chưa vợ anh mới đi tìm
Ra đường lại gặp được em chưa chồng
Em chưa chồng đã đành một lẽ
Anh chưa vợ từ bé tới nay
Tình cờ ta gặp nhau đây
Em ơi, có định mai ngày kết duyên -
Chưa được thì khấn một trâu
Chưa được thì khấn một trâu
Được rồi thì có trâu đâu cho bà -
Chưa khỏi rên đã quên thầy
Chưa khỏi rên đã quên thầy
Chú thích
-
- Côi
- Trên, cao (phương ngữ Trung Bộ).
Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm
Ta ở côi cao nhìn trở xuống
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm
(Chơi trên trăng - Hàn Mặc Tử)
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hát đúm
- Một loại hình ca hát dân gian ở các tỉnh phía Bắc (nổi bật nhất là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), do nhiều thanh niên trai gái cùng tham gia, thường ở dạng đối đáp. Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên thì hát đúm đã có ở đây cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm vào thời nhà Trần, nhưng có lẽ phải tới thế kỉ 16 (thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ thì nó thực sự mới được hát trong lễ hội chùa.
-
- Đu tiên
- Một trò chơi có nguồn gốc từ miền Bắc, được tổ chức trong các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc đu phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)… mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về.”
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Ghe
- Từ cổ, cũng như mồng đốc (hay mồng đóc) chỉ một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.