Tìm kiếm "vũ trụ"

Chú thích

  1. Đong buông
    Buông tay ra để thóc gạo không đầy vun miệng đấu, người mua được ít.
  2. Đong be
    Dùng hai bàn tay be miệng đấu để đong được nhiều.
  3. Câu này ám chỉ thủ đoạn lợi mình hại người của dân buôn bán.
  4. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  5. Dùi đục cẳng tay
    Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.
  6. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  7. Bài ca dao này đề cập đến quan niệm phó mặc, để mọi thứ phát triển tự nhiên.
  8. Có bản chép: Chó mèo.
  9. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  10. Thờn bơn
    Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.

    Cá thờn bơn

    Cá thờn bơn

  11. Cá chai
    Một loại cá có nhiều ở các vùng biển miền Trung, dài chừng từ 15 đến 20cm, thịt dày, thơm, rất ít xương nhỏ, thường được đánh bắt để làm thức ăn trong gia đình hoặc đãi khách. Cá chai chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là nướng hoặc chiên.

    Cá chai chiên mật ong

    Cá chai chiên mật ong

  12. Săng
    Quan tài.
  13. Hàng săng
    Nghề đóng quan tài.
  14. Làm hàng săng, chết bó chiếu
    Không được sử dụng sản phẩm mà mình làm ra để kiếm sống. Xem chú thích hàng săng.
  15. Áo cà sa
    Phiên âm từ tiếng Phạn: 袈裟 (ca-sa), là một loại áo dài mặc ngoài của những người theo đạo Phật.

    Một nhà sư mặc áo cà sa

    Một nhà sư mặc áo cà sa

  16. Có bản chép là "trạch" nhưng là do nói trại âm. Chạch là một loài cá thân tròn, da mỏng và trơn. Vảy nhỏ, nằm sâu dưới da nên khó thấy, khiến nhiều người tưởng cá chạch là da trơn, không vảy. Cá chạch thường sống trong các môi trường nước ngọt và nước lợ có lớp đáy mềm. Ở nước ta, phổ biến hai loại chạch sông và chạch bùn (chạch đồng). Cá chạch thường được dùng làm thực phẩm hoặc thuốc.

    Cá chạch nằm trên đá

    Cá chạch nằm trên đá

  17. Kiến
    Gặp, trông thấy (từ Hán Việt).

    Nhớ câu "kiến ngãi bất vi"
    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

  18. Tỉnh Khánh Hòa ngày trước có rất nhiều cọp. Bình Thuận thì nhiều ma (theo tín ngưỡng dân gian).
  19. Vả
    Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.

    Quả vả

    Quả vả

  20. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  21. Cháy
    Lớp cơm sát đáy nồi bị sém vàng đóng thành mảng.
  22. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  23. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  24. Chim ra ràng
    Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
  25. Gái mãn tang
    Gái vừa hết tang chồng.
  26. Gà giò
    Gà trống mới lớn, còn non.