Lắm quan quân thêm bận nhà hàng
Lắm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi
Áo tứ thân là áo của tôi
Sao chàng lại để cho người giằng co
Công tôi chàng đổ xuống hồ
Tuyệt đường nhân nghĩa từ giờ mà đi
Tìm kiếm "han gỉ"
-
-
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Buổi chợ đông sao em chẳng bán hàng
Chờ tan buổi chợ em dạo làng bán duyênDị bản
Chợ đông sao chẳng bán hàng
Chờ tan buổi chợ dạo làng bán duyên
-
Quan muốn sang, nhà hàng muốn đắt
Quan muốn sang,
Nhà hàng muốn đắtDị bản
Làm quan muốn sang
Bán hàng muốn đắt
-
Kệ Sơn, Phượng Lĩnh đôi hàng
-
Túi ông xã, quả nhà hàng
-
Một con cua, đua vô hang
Một con cua, đua vô hang
Hai cái càng và tám cái que
Hai con cua, đua vô hang
Bốn cái càng, mười sáu cái que -
Trồng tre, trồng trúc hai hàng
-
Chim có tổ, cáo có hang
Chim có tổ, cáo có hang
Người sao người lại bỏ làng mà đi? -
Miệng ru, nước mắt hai hàng
-
Dọn đất kỹ cang, anh trồng hàng vạn thọ
Dị bản
-
Anh bịt cái răng vàng, dọn hàng công tử
-
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng
Tay cầm nhánh dứa, lệ ứa hai hàng,
Hồi thuở xuân xanh sao anh không kết bạn
Để hoa nở nhụy tàn mới làm bạn với em?Dị bản
-
Hỡi cô lái ơi, cô đứng bên hàng
-
Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang
-
Vừa bằng bắp tay, nhét ngay kẹt háng
-
Mình đưa bâu áo, tôi viết tháu đôi hàng
-
Giữ miệng lọ, ai giữ được miệng họ hàng
Giữ miệng lọ, ai giữ được miệng họ hàng
-
Mai lan cúc trúc, không đúc lại thành hàng
-
Lấy chồng về Bàu Gõ, nước mắt nhỏ hai hàng
-
Bác mẹ em vội tham vàng
Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Khi vui có bác mẹ thầy
Cơn sầu em chịu đắng cay một mình
Mang thư ra dán cột đình
Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?
Phong ba nổi giữa đất bằng
Một dây một buộc ai giằng cho ra
Thiết gì một cảnh vườn hoa
Mà đem đày đọa thân ta thế này
Biết chăng hỡi bác mẹ thầy
Ngỡ rằng gả bán hóa đày thân con?
Chú thích
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Kệ Sơn
- Tên một ngọn núi nay thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
-
- Phượng Lĩnh
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là tên ngọn núi tiếp giáp với làng này.
-
- Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, quê làng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm Lãnh binh. Ông lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở địa phương làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Một thời gian sau, ông bị đám quân tay sai bao vây ở chiến khu. Nghĩa quân từ đó tan rã dần, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng và hy sinh năm Ất Mùi (1895), hưởng dương 50 tuổi.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Vạn thọ
- Một loài cây họ cúc, hoa thường có màu vàng hoặc cam, có rất nhiều cánh. Vì "vạn thọ" có thể dịch thoát ý là "sống thọ một vạn năm," nên hoa vạn thọ thường được nhân dân ta dùng trong các dịp Tết hoặc lễ cúng.
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Cuộc đất
- Mảnh đất, vùng đất, khu vực có một diện tích nào đó, thường có nghĩa tương đối lớn.
-
- Công tử
- Con trai của chư hầu hoặc những nhà quan lại, quyền quý ngày xưa. Hiểu theo nghĩa rộng, từ này cũng chỉ những người ăn chơi.
-
- Bứa
- Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Viết tháu
- Hay viết thảo, viết chữ Nôm theo lối thảo thư (một lối viết chữ Hán rất khó đọc) để ghi chép thật nhanh. Về sau hiểu là viết ngoáy, viết nhanh cho kịp.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bông
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bàu Gõ
- Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.