Tìm kiếm "han gỉ"
-
-
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Tấm giấy vàng đề hàng chữ thọ
Rước em về hai họ chứng minh. -
Áo vá quàng viền hàng chữ đỏ
-
Anh đi đóng đáy hàng khơi
-
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng -
Cách nhau có một hàng song
Cách nhau có một hàng song
Để cho hai đứa long đong thế này
Muỗi nào lọt được mùng này
Mối nào đục được cổ chày kim cương -
Vườn em đã có hàng cau
-
Mắt nhìn lụy nhỏ hàng hai
-
Chị Cả đứng cạnh hàng rào
-
Ở chợ năm bảy hàng nâu
-
Đi qua đi lại hàng dừa
Đi qua đi lại hàng dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho tôi -
Bán chịu mất mối hàng
Bán chịu mất mối hàng
-
Lì lì như đì hàng thịt
-
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Dị bản
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
-
Thung bung chín đỏ hàng rào
-
Cảm thương con dế ở hang
-
Con bống còn ở trong hang
-
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô -
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh. -
Con cua nó ở dưới hang
Video
Chú thích
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Đì
- Cái mông (tục).
-
- Thung bung
- Loại cây dại trồng ở hàng rào, quả nhỏ, chín rất sai.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Lý
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam. Lý đặc biệt phát triển từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, vô Nam Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Thể tài rất đa đa dạng và hết sức bình dị, từ các loại cây trái, thức ăn bình dân cho tới những phong tục, lễ nghi, hội hè, sinh hoạt hàng ngày...
-
- Kình càng
- Kềnh càng (phương ngữ Nam Bộ).