Xanh lòng hơn lá, bạc dạ hơn vôi
Từ rày giã bạn, bạn ơi
Trả điếu ăn thuốc, trả cơi ăn trầu
Tìm kiếm "hỗn mang"
-
-
Có con hơn của anh ơi
Có con hơn của anh ơi
Của như buổi chợ họp rồi lại tan -
Ngó lên hòn tháp Chợ Dinh
-
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Trời cao hơn trán, trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thươngDị bản
-
Chết đứng hơn sống quỳ
Chết đứng hơn sống quỳ
-
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Uống trăm thang thuốc trong mình chẳng yên -
Lưỡi sắc hơn gươm
Lưỡi sắc hơn gươm
-
Em như hòn núi Ba Vì
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía
Ma bắt hồn, thần lồn bắt vía
-
Cấy thưa hơn bừa kĩ
-
Gập ghềnh hòn đá cheo leo
-
Sướng gì hơn sướng làm lành
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của để dành bấy nhiêu. -
Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
-
Cụt Xe hơn què Tượng
Cụt Xe hơn què Tượng
-
Trông lên hòn núi Tam Thai
-
Cấn cá hơn lá rau
Dị bản
Vảy cá còn hơn lá rau
Cứt cá còn hơn lá rau
-
Lời chào cao hơn mâm cỗ
-
Bói rẻ còn hơn ngồi không
Bói rẻ còn hơn ngồi không
-
Ma chê quỷ hờn
Ma chê quỷ hờn
-
Máu loãng còn hơn nước lã
Máu loãng còn hơn nước lã
Chú thích
-
- Điếu
- Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.
-
- Cơi
- Đồ dùng thường bằng gỗ, thường có nắp đậy, dùng đựng các vật lặt vặt hoặc để đựng trầu.
-
- Tháp Nhạn
- Tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Mựa
- Chớ, đừng (từ cổ).
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Nguyễn Trãi)
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
- “Khi chưa nặn, thì chỉ là hòn đất. Khi hòn đất đã nặn nên ông Bụt, thì ông Bụt hóa ra linh thiêng, được mọi người sùng bái thờ phượng. Người ta cũng vậy, khi hàn vi chưa gặp thời chỉ là một người nghèo hèn; khi gặp thời vận, có người cất đặt lên cho, thì tự nhiên hóa ra người tài giỏi quyền thế, ai cũng phải kính phục.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
-
- Tam Thai
- Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
-
- Cấn
- Phần vụn dính nồi kho cá, nấu cá.
-
- Cỗ
- Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.