Em đi đâu đào liễu một mình
Để ai nặn khối chung tình trong tâm
Đêm qua vắng khách tri âm
Vắng hoa luống những âm thầm cỗi cây
Đêm đêm ngồi tựa cành cây
Than thân với bóng, bóng rày chẳng có thương ta
Đêm đêm rước bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
Tìm kiếm "cánh cò"
-
-
Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước
-
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ lùng anh mới tới đây
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nhà
Ba cô anh lạ cả ba
Bốn cô lạ bốn biết là quen ai?
Quen cô mụn áo vá vai
Bác mẹ khéo vá hay tài vá nên?
Nhác nom mụn vá có duyên
Hỏi rằng áo ấy ở miền đâu ra
Ở gần hay là ở xa
Cách tỉnh cách huyện hay là cách sông?
Xa xôi cách mấy cánh đồng
Để anh bỏ việc bỏ công đi tìmDị bản
Lạ lùng anh mới tới đây,
Lạ thung lạ thổ, anh nay lạ nàng.
-
Con cò bay lả bay la
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Suốt mình trắng nõn như bông
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông trên đầu
Hỏi cò vội vã đi đâu
Xung quanh mặt nước một màu bao la
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi … -
Ốc đồng nào, ốc ngon, ốc béo?
-
Đêm nằm nghe vạc điểm canh
Dị bản
Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nghe sư gõ mõ, nghe anh dỗ nàng
-
Hùm giết người hùm ngủ
Hùm giết người hùm ngủ
Người giết người thức đủ năm canh -
Nghiêng mình nằm xuống đám tranh
-
Canh ba sương nhuộm cành mai
Canh ba sương nhuộm cành mai
Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng
Canh tư xích cửa then vàng
Một mình vò võ đêm trăng xế lần
Canh năm mê mẩn tâm thần
Đêm tàn trăng lụn, rạng đông lên rồi -
Vừa quen thì lại vừa già
Vừa quen thì lại vừa già
Vừa đắp chiếu lại thì gà gáy canh -
Mẹ góa con côi
Mẹ góa con côi
-
Năm canh trông bạn cả năm
-
Gà trống nuôi con
Gà trống nuôi con
-
Con chim trên núi, con gà dưới suối
-
Con cua càng bò ngang đám bí
-
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son chưa cạn, lời nguyền chưa phai
Em thương nhớ ai
Nhớ ai ra đứng đầu cầu?
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá huê bỏ vắng không ai ngồi
Buồng hương bỏ vắng, mướn người quay tơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm khuya thức ngủ, ngày thưa tiếng cười? … -
Trầu vàng thắt ốp
-
Canh ba trống điểm trên lầu
Canh ba trống điểm trên lầu
Phần thương cho vợ, phần sầu cho con -
Thẹn thùng đường cửi đi về
-
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Buổi tháng giêng tháng hai anh còn ham Tam, Túc, Yêu, Lượng
Bước qua tháng chín tháng mười thì anh còn Mã, Tượng, Pháo, Xe
Em nói với anh, anh chẳng thèm nghe
Để chừ tay em ôm nón gạo, tay mót nạm củi nè, thảm chưa?Dị bản
Chú thích
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Thung
- Vùng đất rộng.
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Đồng Quan, đồng Chùa
- Hai cánh đồng thuộc địa phận xã Hà Lâm, nay là xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Thương hồ
- Người đi buôn (từ Hán Việt 商胡). Ban đầu, người Trung Hoa gọi những lái buôn người nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Á, Ba Tư và Ả Rập, đến Trung Hoa buôn bán là "thương hồ" ("Hồ" nghĩa là người không phải dân tộc Hán). Về sau, "thương hồ" trở thành danh từ chỉ người đi buôn nói chung.
-
- Nhây
- (Làm việc gì) kéo dài, không dứt.
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Hốt me
- Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.