Chị em rủ nhau tắm đầm
Của em thì trắng chị thâm thế này?
Chị thâm cũng tại anh mầy
Khi xưa chị cũng hạt chay đỏ lòm
Tìm kiếm "Thê Húc"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Đôi ta đã trót lời thề
Đôi ta đã trót lời thề
Ở đây thì nhớ, ra về thì thương
Ra về lòng những vấn vương
Ái ân ngàn nỗi, nẻo đường chia đôi -
Mẹ nàng khác thể mẹ ta
-
Biển rộng mênh mông thấy thuyền với sóng
-
Đàn bà không có âm mao
-
Câu cá, cá chẳng ăn mồi
-
Hỡi cô mặc áo the thâm
-
Trót lời hẹn với nước non
-
Hò chơi một chặp cho mê
-
Có lòng thì tìm về Yên Thế
-
Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể
-
Đã mang lấy tiếng cu-li
-
Đêm khuya trăng dọi lầu son
-
Chàng ơi, có thấu hay chăng
-
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Mợ cho ăn cơm nguội
Uống nước lạnh, ngủ nhà ngoài
Đêm khuya đau bụmg tôi lần tôi vô
Mợ nghe sục sạc, mợ hỏi: đứa mô
Thưa rằng đau bụng con vô kiếm gừng
Tay dang mợ rút múi dây lưng
Độc thì ta giải độc chớ kiếm gừng làm chiDị bản
-
Lỡ duyên em phải ưng anh
-
Nguyệt Biều – Lương Quán bao xa
Dị bản
-
Ghi lời hẹn ước ba sinh
-
Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
-
Phủ Bà mở hội hôm rằm
Chú thích
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Khác thể
- Chẳng khác nào, giống như.
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Âm mao
- Lông mu của bộ phận sinh dục nữ.
-
- Danh thể
- Tiếng tăm, danh dự (từ Hán Việt).
-
- Tôm bạc
- Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.
-
- Lần hồi
- Lần lần, từ từ, ngày này qua ngày khác.
-
- Vải the
- Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Yên Thế
- Huyện cực bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm của Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp (1885-1913).
-
- Đèo Khế
- Một cái đèo nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những năm đầu của thế kỷ 20, đồng bào Tày, Nùng từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây làm ruộng tạo thành nhiều xóm nhỏ len lỏi theo bờ suối. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Khế vừa là cầu nối giữa hai khu của ATK ở Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, vừa là đoạn đường trọng yếu hành quân lên Tây Bắc.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Mèo tam thể
- Mèo có bộ lông mang ba màu sắc khác nhau ở ba vùng riêng biệt, thông thường là các màu vàng/nâu vàng/đỏ, đen/nâu đen và trắng.
-
- Cu li
- Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
-
- Hoàng Hoa Thám
- Còn gọi là Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913), được nhân dân suy tôn là "Hùm thiêng Yên Thế." Ông sinh năm 1858 tại Tiên Lữ, Hưng Yên, tham gia chống Pháp khi mới 15 tuổi.Từ năm 1897, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đến năm 1913, do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-2-1913, ông bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
Đề Thám (hình trong bộ sưu tập của ông Guy Lacombe)
-
- Dọi
- Chiếu, rọi.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thất thế
- Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Địch Nghi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Địch Nghi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thái thể
- Như thể.
-
- Ưng
- Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
-
- Nguyệt Biều, Lương Quán
- Tên hai làng nay được hợp nhất thành phường Thủy Biều thuộc thành phố Huế.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Vân Thê
- Một làng nay thuộc địa phận xã Thủy Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây có đình làng Vân Thê, được công nhận là di tích cấp Quốc gia từ năm 1997.
-
- Sư Lỗ
- Một làng nay thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về hướng Đông Nam. Làng được thành lập khá sớm (khoảng năm 1558).
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
- Việc gái đĩ kêu khóc, tù tội van nài… là chuyện thường trong xã hội, không có gì phải ngạc nhiên.
-
- Đền Bà Áo The
- Cũng gọi là Phủ Bà, một ngôi đền thờ ở làng Liễu Đôi, Hà Nam. Theo thần phả của làng, bà Áo The chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, khi giặc phương Bắc sang tàn phá bờ cõi, ở làng Thượng có một người con gái họ Lê nằm mơ thấy một vị tiên cho mình một cái áo the. Khi tỉnh dậy, thấy có áo thật, bà lấy mặc thử vào người. Nhưng khi cởi ra thì lại có một cái khác lại xuất hiện ở trên người. Càng cởi, áo càng nhiều, cho đến khi áo chất thành một đống cao. Bà liền chiêu mộ những chị em các làng gần xa về đánh giặc. Khi mặc áo của bà vào, ai cũng có sức khoẻ như thần, nghĩa quân đánh trận nào thắng trận đó. Sau khi bà mất, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ.
-
- Xem chú thích Liễu Đôi.