Tìm kiếm "ván cầu"
-
-
Em đây chính thực anh hùng
Em đây chính thực anh hùng
Em đi chắn lưới ở vùng Vạn Hoa
Chắn từ Cái Rồng mà ra
Chắn đến Xà Kẹp chắn qua Bãi Dài
Cái Bàn chắn từ Hòn Hai
Chắn sang Cây Khế, Cái Đài hai hôm
Vụng Đài thấp nước bồn chồn
Cửa Mô sóng vỗ đầu cồn lao xao
Rồi ra ta sẽ chèo vào
Lò Vôi chốn ấy ta vào chắn chơi
Sau thì ta sẽ nghỉ ngơi
Ta chèo vào phố đậu chơi mấy ngày
Chắn quanh cái khúc sông này
Chỗ nào thấp nước ta nay làm chuồng
Em đây ngỏ thực anh tường
Để anh biết thực mọi đường chắn đăng. -
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người công tử khăn điều vắt vai
Khăn điều ra nắng thì phai
Ra mưa thì nhạt, biết lấy ai bạn cùng?Dị bản
-
Ai về làng Vạn mà coi
-
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần -
Làng Quang dưa, vải khắp đồng
-
Buồn ơi, cha chả buồn ơi
-
Cam sành lột vỏ còn chua
Dị bản
-
Bởi vì Nam vận ta suy
-
Lác đác lộc cơi
-
Ngang quá ông Chảng
-
Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
-
Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
-
Đèn tọa đăng thắp để bàn thờ
-
Ai về Chợ Vạn thì về
-
Nhất khoai đầu vồng, nhì lấy chồng Khánh Vân
-
Con cháu Ngự Mai văn tài võ giỏi
-
Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
-
Hộ, hôn, điền, thổ vạn cổ chi thù
-
Anh về dưới Vạn ăn dưa
Chú thích
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Vạn Hoa
- Vùng biển thuộc đảo Cái Bầu (Kế Bào), nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây cũng có bến cảng và núi cùng tên là Vạn Hoa.
-
- Cái Rồng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là tên cảng biển ở đây.
-
- Xà Kẹp
- Địa danh nay thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Bãi Dài
- Một bãi biển nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng.
-
- Cái Bàn
- Tên một hòn đảo nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Hòn Hai
- Tên chung của hai hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cây Khế
- Một hòn đảo nay thuộc địa phận thôn Đông Tiến, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cái Đài
- Một vùng biển thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Vụng Đài Chuối
- Một vụng biển nay thuộc địa phận xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cửa Mô
- Tên một vùng biển nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Lò Vôi
- Địa danh nay thuộc thôn Đông Thắng, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Có ý kiến cho rằng "người áo trắng" trong dị bản này chỉ ông Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, và tác giả bài ca dao này chính là bà Trần Thị Thạnh, phu nhân của ông. Xem thêm về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trên Wikipedia.
-
- Vạn Hà
- Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
-
- Quan Thượng tức quan Thượng thư, người đứng đầu một Bộ thời phong kiến. Trong bài ca dao này, quan Thượng chỉ Nguyễn Quán Nho, từng giữ chức Thượng thư của bộ Binh, bộ Lại, và bộ Lễ dưới thời Lê trung hưng.
-
- Thanh Liệt
- Tên nôm là làng Quang, một làng cổ thuộc Thăng Long, chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đây là quê hương của võ tướng Phạm Tu - khai quốc công thần nhà Tiền Lý, và nhà giáo Chu Văn An.
-
- Xóm Văn
- Một xóm thuộc làng Thanh Liệt (làng Quang), Thanh Trì, Hà Nội. Đây là nơi sinh của thầy giáo Chu Văn An.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Cua
- Tán tỉnh. Từ này có gốc từ tiếng Pháp courir.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Nam vận
- Vận mệnh của nước Nam.
-
- Đề đốc
- Chức quan võ thời phong kiến, quản lí một đạo binh.
-
- Chưởng cơ
- Một chức quan võ thời nhà Nguyễn, cai quản 500 quân.
-
- Tán tương quân vụ
- Gọi tắt là tán tương, một chức võ quan dưới triều Nguyễn. Lãnh tụ Cần Vương Nguyễn Thiện Thuật từng giữa chức quan này, nên nhân dân cũng gọi ông là Tán Thuật.
-
- Tán lý quân vụ
- Gọi tắt là tán lý, một chức quan văn giúp việc quan võ khi dẹp giặc dưới triều Nguyễn.
-
- Cơi
- Một loại cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá. Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Loại cây này ở xã Hùng Nhĩ, dọc bờ suối và bờ sông Bứa thấy mọc rất nhiều.
-
- Nước nghĩa
- Tục lệ kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Đây là phong tục từ xưa của hai dân tộc Việt-Mường tại làng Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Phong vân
- Phong: gió, vân: mây. Gặp hội phong vân, tức Tế hội phong vân 際會風雲, chỉ sự kẻ hiền tài gặp thời được dùng, công danh hiển đạt. Kinh Dịch: "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thuỷ lưu thấp, hoả tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" (Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật trông vào).
-
- Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Có người giải thích, tiếu (tiểu) là thiếu, đài (đại) là đủ, do nhân dân địa phương quen miệng nói chệch ra. Cũng có người giải thích: xưa kia khi cúng tế thường có lễ xin âm dương để bói xem lành dữ, xấu tốt, khi xem âm dương người ta thường lấy hai đồng tiền gieo lên trên một cái đĩa, nếu sấp một, ngửa một thì gọi là đài (tốt), cả hai đều ngửa là tiếu (còn gọi là cười, tức là thần cười, thần chưa bằng lòng). Nhưng nói chung tiếu và đài ở đây có ý chỉ mối tình duyên hai người chưa hợp.
-
- Đinh Văn Nhưng
- Tục danh là ông Chảng, một nhân vật lịch sử của Bình Định. Ông sinh ở làng Bằng Châu, nay thuộc phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, là bạn của ông Hồ Phi Phúc (cha của ba anh em nhà Tây Sơn), đồng thời là thầy dạy võ của Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, muốn ban chức cho ông, ông trả lời “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi, ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn...”. Vua đồng ý, ông Nhưng cầm bút viết 4 câu chữ Nôm
Bùng binh chi tướng
Uýnh cướng chi quan
Bộn bàng chi chức
Chảng chảng ngang thiênNhà nghiên cứu Đặng Quý Địch dịch nghĩa 4 câu này là "Tướng lớn/ Quan to khiến người được phong mừng quýnh lên/ Chức nhiều/ Chảng ngang hàng với trời."
Câu chuyện ông Chảng tự phong chức cho mình, cùng với câu "Chảng chảng ngang thiên," dần tạo nên câu nói "Ngang quá ông Chảng," chỉ những người có tính cách ngang bướng.
-
- Nguyễn Văn Thiệu
- Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến năm 1975. Ông sinh ngày 5/4/1923 tại Phan Rang, sau 1945 tham gia quân đội Việt Minh nhưng sau đó bí mật vào Sài Gòn và nhập ngũ quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1963 ông tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm và được thăng Thiếu tướng, đến năm 1967 thì được bầu làm tổng thống. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, kinh tế và quân sự Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất nặng nề vào Hoa Kỳ (ông nổi tiếng với câu nói “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”). Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông chạy ra nước ngoài, sau định cư ở Hoa Kỳ và mất ở đó năm 2001.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Theo hồi kí của Nguyễn Hiến Lê: [Sau 1975] Người ta đào kinh rất nhiều, miền nào cũng khoe đào được mấy chục con kinh, mấy trăm cây số kinh trong một mùa nắng. Có tốn kém gì đâu. Chỉ cần bắt thanh niên làm xâu, làm càng nhiều càng được tiếng “vinh quang”. Tới nỗi có miền dân phải ta thán, đặt ra câu ca dao này.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
- Việc gái đĩ kêu khóc, tù tội van nài… là chuyện thường trong xã hội, không có gì phải ngạc nhiên.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Chợ Vạn
- Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Lê Văn Mai
- Sinh năm 1843, người làng Vĩ Khánh, nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), được bổ làm quan Ngự sử, nên dân gian gọi là Ngự Mai. Khi Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến, hợp sức cùng Đinh Công Tráng đánh giặc. Ngày 18/12/1886 ông hi sinh trong một trận đánh. Hiện nay ở xã Liêm Túc vẫn còn bia mộ của ông.
-
- Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
- Giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn, mông bộ đội thì đâu cũng ngồi được. Đây là câu nói vui thời bao cấp.
-
- Hộ
- Nhà cửa (từ Hán Việt).
-
- Hôn
- Lễ cưới, việc cưới hỏi (chứ Hán 昏).
-
- Điền
- Ruộng đất (chữ Hán 田).
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- Vạn
- Một làng chài nay thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chụt
- Tên một làng nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.