Tìm kiếm "ngủ nướng"
-
-
Tức nước vỡ bờ
Tức nước vỡ bờ
-
Rau ranh, ốc đá, canh cá nậu nguồn
Dị bản
Rau ranh, ốc đá, cơm cá nậu nguồn.
Rau ranh, ốc đá là cá nậu nguồn.
-
Phèng la xóm Bầu
-
Không có lửa sao có khói
Không có lửa sao có khói.
-
Ngậm máu phun người
Ngậm máu phun người.
-
Khôn cậy, khéo nhờ
Khôn cậy, khéo nhờ
-
Cả giận mất khôn
-
Bóc ngắn, cắn dài
Bóc ngắn, cắn dài
-
Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành
Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành
-
Dây cà ra dây muống
Dây cà ra dây muống
-
Xởi lởi trời cho, xo ro trời phạt
Dị bản
Xởi lởi, trời gửi của cho
xo ro, trời co của lại
-
Xui trẻ ăn cứt gà
-
Chồng con cá, vợ lá rau
Chồng con cá, vợ lá rau
-
Lừ đừ như ông từ vào đền
-
Giỏ nhà ai, quai nhà nấy
Giỏ nhà ai, quai nhà nấy
-
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
-
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
-
Cha già con mọn
Dị bản
Cha già con cọc
-
Gắp lửa bỏ tay người
Gắp lửa bỏ tay người
Dị bản
Bốc lửa bỏ bàn tay
Chú thích
-
- Néo
- Buộc dây vào đoạn tre hay đoạn gỗ mà xoắn cho chặt. Đoạn tre hay gỗ dùng vào việc néo cũng được gọi là cái néo.
-
- Rau ranh
- Một loại rau mọc hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua. Rau ranh mọc nhiều nhất ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam).
-
- Ốc đá
- Một loài ốc sống trong các gộp đá ở các suối trên núi cao, lớn hơn đầu đũa một chút, vỏ màu đen rất cứng.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Thanh la
- Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.
-
- Xóm Bầu
- Một địa danh nay thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Thuận Yên
- Một làng thuộc xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Làng có ba mặt giáp với núi đồi trùng điệp.
-
- Câu tục ngữ này mô tả đời sống sinh hoạt của người dân một số vùng của tỉnh Quảng Ngãi ngày trước: Dân xóm Bầu dùng phèng la làm hiệu lệnh để tập trung và cổ võ dân chúng địa phương đi vét kênh mương sau mùa lũ lụt; dân Thi Phổ dùng trống chầu để cổ võ dân chúng đắp đập, sửa đập vào mùa nước lũ hay báo động mỗi khi con đập bị nước lũ xoang; dân Thuận Yên dùng mõ gỗ để xua đuổi hùm beo mỗi khi chúng xuống làng bắt gia súc hay phá hoại mùa màng.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Xởi lởi
- Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
-
- Xo ro
- Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
-
- Xui
- Xúi giục.
-
- Ông từ
- Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Mọn
- Nhỏ.