Tìm kiếm "cậu bóng"

Chú thích

  1. Muỗm
    Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.

    Cành và quả muỗm

    Cành và quả muỗm

  2. Đồng âm với chữ "cam" trong "cam chịu."
  3. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  4. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  5. Giải nghĩa: Câu đố này có sự chơi chữ, "bần" trong tên cây bần đồng âm với từ Hán Việt "bần" 貧 nghĩa là nghèo (gia tài của cải cũng đều không). Ngoài ra, vì cây bần mọc trong nước mặn nên gọi là "trước sơn thủy" (núi và nước), đồng thời quả bần rất giống "mấy ngọn đèn chong."
  6. Đây là hai câu 111-112 trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm.
  7. Vọng cách
    Một loại cây mọc hoang có lá mọc đối, hình tim, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm. Quả tròn, cỡ đầu ngón tay, khi chín có màu đen. Lá có mùi thơm, thường dùng làm rau sống, nấu canh, cuốn thịt bò nướng…

    Cây cách

    Cây cách

  8. Chữ "cách" trong tên cây cách đồng âm với chữ "cách" trong "cách trở" (Thiếp sau cánh cửa, chàng ngoài chân mây).
  9. Tầm Vu
    Tên thị trấn của huyện lị Châu Thành, tỉnh Long An.
  10. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  11. Chữ "cách" trong cây này đồng âm với chữ "cách" trong "cách trở" (lửa cháy ở Tầm Vu nhưng vì cách trở nên chỉ biết nắm thùng nước, đứng tại chỗ mà la làng).
  12. Âm hao
    Tin tức. Như âm háo 音耗  tăm hơi. Ta quen đọc là âm hao (từ điển Thiều Chửu).

    Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
    Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
    Dịch thơ:
    Xa cách các em tin tức bặt
    Bình yên mấy chữ thấy đâu mà.

    (Sơn cư mạn hứng - Nguyễn Du, người dịch: Nguyễn Thạch Giang)

  13. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  14. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  15. Giải nghĩa: "Dâu" trong tên cây dâu tằm đồng âm với "dâu" trong "con dâu" (mẹ chồng nàng dâu). "Tằm" lại gần âm với "tầm" 尋 tiếng Hán Việt nghĩa là "tìm."
  16. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  17. Ôn dịch
    Tên gọi chung những bệnh truyền nhiễm có khả năng lan nhanh và rộng trở thành nạn dịch, gây chết người hàng loạt. Từ chữ Hán ôn 瘟 và dịch 疫, đều có nghĩa là bệnh truyền nhiễm. Trong ngôn ngữ hàng ngày, từ này còn dùng để mắng, chửi rủa.
  18. Dành dành
    Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.

    Lá và hoa dành dành

    Lá và hoa dành dành

  19. "Dành" đồng âm với "giành." "Dành con" đọc thành "giành con" nghĩa là tranh giành, giành giật với con.
  20. Giá
    Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.

    Giá đỗ

    Giá

  21. Đọc theo giọng Nam Bộ thì "giá" đồng âm với "vá." "Ở vá" nghĩa là không có chồng.
  22. Nước rặc về Đông: Nước rặc là cạn xuống, nước ròng. Về Đông là chảy ra biển Đông.
  23. Dâu tàu
    Còn gọi là dâu Úc, một loại cây họ dâu tằm, thân cao to, thường phải trèo lên cây mới hái lá được. Lá dâu tàu lớn và dày hơn dâu ta. Trái dâu tàu khi chín thì có màu đỏ sậm hoặc đen, giống hệt con sâu róm và ăn rất ngon.

    Quả dâu tàu

    Quả dâu tàu

  24. Vô thủ, vô vĩ, vô nhĩ, vô tâm
    Không đầu, không đuôi, không tai, không tim.
  25. Sơn lâm
    Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
  26. Bánh trôi nước
    Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

    Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.

    Bánh trôi nước

    Bánh trôi nước