Bao giờ trúc mọc trên chì
Dị bản
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
Bao giờ lúa mọc trên chì
Voi đi trên giấy, Tây thì về Tây.
Bao giờ đá nổi rong chìm,
Muối chua chanh mặn mới tìm đặng em
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Con chim bay vụt qua nhà
Mà biết đực cái thì ta lấy mình
Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,
Nước Nam mới hết những người đánh Tây.
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
Bao giờ trên núi hết ong
Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương
Bảo đừng thương trước uổng công
Để cho thật vợ thật chồng sẽ thương
Nào khi chung chạ chiếu giường
Bây giờ đành đoạn hai đường rẽ phân
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
Hiện nay Hòn Hèo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.
Xem phóng sự Nghề xưa còn một chút này về nghề nấu đường ở Bảo An.
Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy, ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.