Lác đác lộc cơi
Đôi dân nước nghĩa hồ vơi lại đầy
Tháng chín năm nay phong vân gặp hội
Lòng em bối rối, trong dạ khát khao
Em mong chị ra để mà than thở
Đôi dân cách trở, đường đất xa xôi
Tơ hồng xe rồi, sao chị chẳng liệu?
Ngoài em thì tiếu, trong chị thì đài
Để em chờ đợi đến hôm mai
Tìm kiếm "Vân Tiên"
-
-
Ngang quá ông Chảng
-
Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
-
Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
-
Đèn tọa đăng thắp để bàn thờ
-
Ai về Chợ Vạn thì về
-
Nhất khoai đầu vồng, nhì lấy chồng Khánh Vân
-
Con cháu Ngự Mai văn tài võ giỏi
-
Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
-
Hộ, hôn, điền, thổ vạn cổ chi thù
-
Anh về dưới Vạn ăn dưa
-
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Suốt một đêm dài chị nói vân vi
Nhà chị chẳng thiếu thứ chi
Muốn mặc của gì chị sắm cho ngay
Bây giờ chị gọi: bớ Hai!
Mau mau trở dậy thái khoai đâm bèo
Thưa chị: cám bã còn nhiều
Rau khoai em thái từ chiều hôm qua
Xin chị cứ ở trong nhà
Nồi cơm ấm nước đã là có em
Đêm đêm chị nổi cơn ghen
Chị phá bức thuận, chị len mình vào
Tay chị cầm một con dao
Chị nổi máu hồng bào, nhà cửa tan hoang
Hầm hầm mặt đỏ như vang
Chị la, năm bảy xã làng đổ ra -
Anh buồn vì nỗi vân vi
Anh buồn vì nỗi vân vi
Bạc lộn với chì, đôi chẳng xứng đôi -
Sông sâu sào vắn khó dò
-
Canh khuya trăng khóc trên đồi
-
Giàn hoa bể cạn nước đầy
-
Anh ngả tay cho em đề bốn chữ Vạn thọ vô cương
-
Khó dễ em bảo anh rằng
Khó dễ em bảo anh rằng
Anh sang làm rể chắn đăng từ rày
Những chiều nước cạn ban ngày
Dù mà cá đến chạm tay không thèm
Những chiều nước cạn bắt đêm
Hỏi em bắt đóm hay em mò thầm
Đến đây gặp bạn tri âm
Cá gầu em có dám cầm hay không
Bây giờ vợ mới gặp chồng
Đầu con nước kém chắn không được gì
Ngồi rồi kể chuyện vân vi
Chờ cho nước sổ anh thì chắn đăng. -
Ai đi đàng ấy mặc ai
Dị bản
-
Chàng về Vạn Vạc chàng ơi
Dị bản
Chàng đi Vạn Hoạch chàng ơi
Con chàng bỏ lại, ai nuôi cho chàng?
Chú thích
-
- Cơi
- Một loại cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá. Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Loại cây này ở xã Hùng Nhĩ, dọc bờ suối và bờ sông Bứa thấy mọc rất nhiều.
-
- Nước nghĩa
- Tục lệ kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Đây là phong tục từ xưa của hai dân tộc Việt-Mường tại làng Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Phong vân
- Phong: gió, vân: mây. Gặp hội phong vân, tức Tế hội phong vân 際會風雲, chỉ sự kẻ hiền tài gặp thời được dùng, công danh hiển đạt. Kinh Dịch: "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thuỷ lưu thấp, hoả tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" (Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật trông vào).
-
- Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Có người giải thích, tiếu (tiểu) là thiếu, đài (đại) là đủ, do nhân dân địa phương quen miệng nói chệch ra. Cũng có người giải thích: xưa kia khi cúng tế thường có lễ xin âm dương để bói xem lành dữ, xấu tốt, khi xem âm dương người ta thường lấy hai đồng tiền gieo lên trên một cái đĩa, nếu sấp một, ngửa một thì gọi là đài (tốt), cả hai đều ngửa là tiếu (còn gọi là cười, tức là thần cười, thần chưa bằng lòng). Nhưng nói chung tiếu và đài ở đây có ý chỉ mối tình duyên hai người chưa hợp.
-
- Đinh Văn Nhưng
- Tục danh là ông Chảng, một nhân vật lịch sử của Bình Định. Ông sinh ở làng Bằng Châu, nay thuộc phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, là bạn của ông Hồ Phi Phúc (cha của ba anh em nhà Tây Sơn), đồng thời là thầy dạy võ của Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, muốn ban chức cho ông, ông trả lời “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi, ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn...”. Vua đồng ý, ông Nhưng cầm bút viết 4 câu chữ Nôm
Bùng binh chi tướng
Uýnh cướng chi quan
Bộn bàng chi chức
Chảng chảng ngang thiênNhà nghiên cứu Đặng Quý Địch dịch nghĩa 4 câu này là "Tướng lớn/ Quan to khiến người được phong mừng quýnh lên/ Chức nhiều/ Chảng ngang hàng với trời."
Câu chuyện ông Chảng tự phong chức cho mình, cùng với câu "Chảng chảng ngang thiên," dần tạo nên câu nói "Ngang quá ông Chảng," chỉ những người có tính cách ngang bướng.
-
- Nguyễn Văn Thiệu
- Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến năm 1975. Ông sinh ngày 5/4/1923 tại Phan Rang, sau 1945 tham gia quân đội Việt Minh nhưng sau đó bí mật vào Sài Gòn và nhập ngũ quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1963 ông tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm và được thăng Thiếu tướng, đến năm 1967 thì được bầu làm tổng thống. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, kinh tế và quân sự Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất nặng nề vào Hoa Kỳ (ông nổi tiếng với câu nói “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”). Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông chạy ra nước ngoài, sau định cư ở Hoa Kỳ và mất ở đó năm 2001.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Theo hồi kí của Nguyễn Hiến Lê: [Sau 1975] Người ta đào kinh rất nhiều, miền nào cũng khoe đào được mấy chục con kinh, mấy trăm cây số kinh trong một mùa nắng. Có tốn kém gì đâu. Chỉ cần bắt thanh niên làm xâu, làm càng nhiều càng được tiếng “vinh quang”. Tới nỗi có miền dân phải ta thán, đặt ra câu ca dao này.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Đĩ khóc, tù van, hàng xáo kêu lỗ, thế gian sự thường
- Việc gái đĩ kêu khóc, tù tội van nài… là chuyện thường trong xã hội, không có gì phải ngạc nhiên.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Chợ Vạn
- Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Lê Văn Mai
- Sinh năm 1843, người làng Vĩ Khánh, nay thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Ông thi đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), được bổ làm quan Ngự sử, nên dân gian gọi là Ngự Mai. Khi Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến, hợp sức cùng Đinh Công Tráng đánh giặc. Ngày 18/12/1886 ông hi sinh trong một trận đánh. Hiện nay ở xã Liêm Túc vẫn còn bia mộ của ông.
-
- Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội
- Giường bệnh xá thì rất nhiều nguời đã nằm, má văn công thì chìa ra cho rất nhiều người hôn, mông bộ đội thì đâu cũng ngồi được. Đây là câu nói vui thời bao cấp.
-
- Hộ
- Nhà cửa (từ Hán Việt).
-
- Hôn
- Lễ cưới, việc cưới hỏi (chứ Hán 昏).
-
- Điền
- Ruộng đất (chữ Hán 田).
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- Vạn
- Một làng chài nay thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Chụt
- Tên một làng nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Máu hồng bào
- Máu ghen.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vạn thọ vô cương
- Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kẻ Dặm
- Tên chữ là Văn Tập, một làng nay thuộc xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nằm dưới chân lèn Hai Vai. Người dân nơi đây sống bằng nghề đục đá, nấu vôi.
-
- Đồng Lèn
- Tên cánh đồng dưới chân lèn Hai Vai, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Vạn Hà
- Cũng gọi là Vãn Hà, gọi tắt là Vạn, một ngôi làng thuộc huyện Thụy Nguyên, thừa tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê; sau Cách mạng tháng Tám (1945) là làng Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa và nay thuộc tiểu khu 8, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của Nguyễn Quán Nho, một vị quan thời Lê trung hưng.
-
- Vạc
- Một làng nay thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Câu ca dao này là lời nhân dân khóc thương tể tướng Nguyễn Quán Nho.