Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Tìm kiếm "đàng hoàng"
-
-
Nước lên cuốn sáo nhổ đăng
Dị bản
Nước lên cuốn sáo nhổ đăng
Trong tay em có ngọc cũng không bằng có anh.
-
Xấu đắng nước
-
Nước có khi trong khi đục
Nước có khi trong khi đục
Người có kẻ tục người thanh -
Người ba đấng, của ba loài
-
Phi cao đẳng bất thành phu phụ
-
Mạt cưa mướp đắng
-
Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
-
Đêm khuya trăng dọi lầu son
-
Ai mà thấu đặng lòng ta
-
Đang yên đang lành đọc canh phải tội
-
Thân em như giếng giữa đàng
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân -
Tới đây dầu đói giả no
-
Vợ lớn đánh vợ nhỏ
-
Trời mưa vần vũ gió đông
-
Hai ta thề thốt giữa đàng
Hai ta thề thốt giữa đàng
Vạch cây khắc chữ hỏi chàng nhớ không -
Cầu cao ván yếu gió rung
Cầu cao ván yếu gió rung
Em qua không đặng, cậy cùng có anhDị bản
Cầu cao mỏng ván gió rung
Em sang không được đợi cùng duyên anh
-
Anh ngồi mé ao, thấy cá lao xao lên ngớp
Anh ngồi mé ao, thấy cá lao xao lên ngớp
Con đặng, con được, con nhỏ, con to
Thấy em còn nhỏ anh lo,
Chờ em thì được nhưng sợ rồi uổng công -
Gặp anh đây bụng mừng phơi phới
-
Đôi ta chẳng đặng sum vầy
Chú thích
-
- Bạch Đằng
- Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...
-
- Hà Nam
- Tên một tổng nay thuộc địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, xưa kia là một bãi bồi ở cửa sông Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng thời nhà Trần, thuyền giặc bị vướng cọc nhọn ở bãi ngầm dưới sông, một số hoảng loạn bỏ thuyền lên bờ tháo chạy. Quân ta trên bờ phục sẵn cùng quân thủy đuổi theo truy kích, tiêu diệt nốt tại bãi sông này.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Xấu đắng nước
- Xấu đến độ nước ngọt mà thành đắng, tức là quá xấu.
-
- Người ba đấng, của ba loài
- Người có người tốt người xấu, của có của tốt của xấu.
-
- Phi cao đẳng bất thành phu phụ
- Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
-
- Mạt cưa mướp đắng
- Người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa. Chỉ sự lừa lọc, bịp bợm.
-
- Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
- Trước giờ không ỉa ngoài đường (ỉa vất), hôm nay ỉa ngoài đường thì cả làng bắt được. Cả đời không làm việc xấu, nay (vì hoàn cảnh bắt buộc) chỉ lần đầu làm việc xấu thì bị phát giác.
-
- Dọi
- Chiếu, rọi.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thất thế
- Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hồ la
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Canh
- Kinh.
-
- Đang yên đang lành đọc canh phải tội
- Đang yên đang lành vô sự, đón thầy đón sư về tụng kinh (canh) thì lại hóa phải tội với Thần, Phật, và tốn nhiều tiền. Nghĩa bóng: Tự dưng mua việc, hóa lôi thôi vào mình.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhứt phu lưỡng phụ
- Một chồng hai vợ (chữ Hán).
-
- Trẫm
- Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.