Ngồi buồn chẳng dám trách ai
Trách con tằm kia phi nghĩa chẳng đoái hoài nương dâu
Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Chẳng qua duyên nợ ba sinh
-
Ngó lên tấm chấn lăn quằn
-
Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
-
Tam tòng tích bởi văn vi
-
Mồ cha đẻ mẹ con dơi
-
Bên này sông anh lập cảnh chùa Tân Thiện
-
Nỉ non đêm ngắn tình dài
-
Canh đã thâu, trống trên lầu dục thúc
-
Con rắn bò ngang
-
Ai về Đồng Hới cho tui gởi đôi lời
-
Nhân chi sơ tay sờ cơm nguội
Dị bản
Tam tự kinh là rình cơm nguội
Nhân chi sơ là sờ vú mẹ
Tính bản thiện là miệng muốn ăn
-
Tam tòng tích cũ còn ghi
Tam tòng tích cũ còn ghi
Bé nghe cha mẹ, lớn thì nghe anh
Có nghe anh thời trong ấm ngoài êm
Không nghe thời anh đấm, anh đá, anh đạp, anh chọi, nó mềm như dưa -
Đèn treo nhằm chỗ phên thưa
-
Được mùa kén những tám xoan
-
Ai về Bình Định ban trưa
-
Tam Quan ít mít nhiều dừa
Tam Quan ít mít nhiều dừa
Nhiều cô gái đẹp mà chưa có chồng -
Đêm khuya anh khẩy cái tam huyền,
-
Rừng than không đất cắm dùi
-
Nàng khoe tam cúc nàng cao
Nàng khoe tam cúc nàng cao,
Nên tôi hân hạnh được vào dự chơi.
Ba cô ngồi ở ba nơi,
Với tôi là bốn, đều ngồi khang trang.
Thoạt đầu đảo đảo, trang trang,
Bắt cái tam tịnh cái nàng gần tôi.
Sau khi bài đã chia rồi,
Mỗi người có tám cây bài trên tay.
Cầm bài tôi liếc thấy ngay,
Có hai tốt đỏ lại vầy tốt đen.
Kế đến là đôi xe đen,
Bộ ba tướng trắng còn kèm trên tay.
Bài tốt tôi giục gọi ngay,
Cô nàng gọi “một” đánh ngay sĩ điều.
Được rồi nàng gọi tiếp “đôi,”
Đánh đôi mã đỏ rồi ngồi đợi xem.
Lá này tôi ra xe đen,
Bắt đôi mã đỏ làm nàng xuýt xoa.
Được rồi tôi mới gọi “ba,”
Tướng sĩ tượng đỏ nàng ra bắt liền.
Bắt rồi hạ kết tốt đen,
Cả làng xúm lại để xem bài này.
Trách em bé, đứng cạnh tay,
Tánh nết nhanh nhảu, nói ngay một lời.
Sao bác dại thế bác ơi,
Có đôi tốt đỏ toan chui không đè.
Không dè, làng cũng không nghe,
Nàng đành phải chịu tôi đè tốt đen.
Bây giờ sự đã quả nhiên,
Nàng đành móc túi, xỉa tiền ra chung.
Chú thích
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Trần
- Bụi (từ Hán Việt), chỉ cõi đời nơi con người sinh sống.
-
- Tấm chấn
- Bức thêu Tứ linh trong phong tục thờ cúng Nam Bộ. Theo truyền thống Nam Bộ, trong việc thờ cúng, nhà có ba gian, mỗi gian đặt một bàn thờ. Trước mỗi bàn thờ có tấm vi môn (hai lá màn buông gần tới đất). Khi làm lễ, màn này được vén ra, buộc vào hai cột hai bên. Trên đầu mỗi tấm vi môn là một tấm chấn.
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế
- Thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, ngay trước thời nhà Hạ. Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này, Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai.
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng và Ngũ Đế cụ thể là ai.
Tam hoàng, tùy theo ý kiến, có thể bao gồm Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông; hoặc Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hoặc Phục Hy, Thần Nông, Toại Nhân.
Ngũ đế có thể là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, và Đế Thuấn; có thể là các vị thần ở các phương: Thiếu Hạo (đông), Chuyên Húc (bắc), Hoàng Đế (trung), Phục Hi (tây), Thần Nông (nam); hoặc có thể đồng nhất với Ngũ thị, bao gồm: Hữu Sào thị, Toại Nhân thị, Phục Hi thị, Nữ Oa thị, Thần Nông thị.
Ngoài ra, còn có các thuyết khác về thành phần của Tam Hoàng Ngũ Đế.
-
- Tam Hoàng Ngũ Đế chi thư
- Sách của Tam Hoàng, Ngũ Đế.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Văn vi
- Lời nói (văn) và việc làm (vi) (từ Hán Việt).
-
- Hà Đông
- Vùng đất nay là thành phố Tam Kỳ, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Huyện Hà Đông thuộc phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện được nâng lên thành phủ Hà Đông, và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.
-
- Về nguồn gốc của câu ca dao này, xin xem câu "Nực cười ông huyện Hà Đông."
-
- Chùa Tân Thiện
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Tân Thiện, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thâu
- Từ đầu đến cuối.
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Đồng Hới
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước đây Đồng Hới có tên là Động Hải, là một làng nằm ven cửa sông Nhật Lệ, chuyên làm nghề đánh cá, làm mắm và nấu muối. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt. Lịch sử đô thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt dãy Hoành Sơn để tránh bị chúa Trịnh tiêu diệt vào cuối thế kỉ 16.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân chi sơ, tính bản thiện
- Con người khi mới sinh ra thì bản tính lương thiện. Đây là hai câu đầu trong Tam tự kinh, một cuốn sách được soạn dưới thời nhà Minh (Trung Quốc) dùng để dạy cho trẻ em mới đi học. Trước đây ở ta cũng dùng sách này.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Tam Quan
- Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.
-
- Tam huyền
- Một loại đàn ba dây của Trung Quốc (tam huyền nghĩa là ba dây), có cần đàn dài, không ngăn phím. Thân đàn có hình chữ nhật được làm hơi tròn, phần trên bọc da rắn. Theo truyền thống, đàn tam huyền được chơi bằng một miếng gảy cứng và mỏng, làm bằng sừng thú, nhưng ngày ngay phần lớn người chơi đều sử dụng miếng gảy bằng chất dẻo hoặc gảy bằng móng tay.
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Tam cúc
- Một trò chơi bài lá dân gian từng rất phổ ở miền Bắc, thường được chơi trong những khi rỗi rãi hoặc các dịp lễ tết. Bộ bài tam cúc có 32 lá với các quân tương tự như cờ tướng, chia làm hai loại là đỏ và đen. Xem thêm Cách chơi tam cúc.