Tìm kiếm "tấm lòng"
-
-
Quay tơ ra mắc ra mành
-
Tằm chăn ba lứa thuận hoà
Tằm chăn ba lứa thuận hoà
Tiền dư thóc tích, cửa nhà thênh thang -
Sông sâu nước chảy đá mòn
Sông sâu nước chảy đá mòn
Con tằm đến chết cũng còn vương tơ -
Ăn gạo tám chực đình đám mới có
-
Chuông vàng gác cửa tam quan
-
Tơ tằm đã vấn thì vương
Tơ tằm đã vấn thì vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng -
Sáng ngày cắp nón ra đi
-
Ân tình chưa đặng bao lâu
Ân tình chưa đặng bao lâu
Tằm sao lại bỏ nghĩa dâu hỡi tằm -
Hơn ai gạo tám lầu hồng
Hơn ai gạo tám, lầu hồng
Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh -
Tằm có lứa, ruộng có mùa
Tằm có lứa, ruộng có mùa
Chăm làm trời cũng đền bù có khi -
Năm canh trông bạn cả năm
-
Lạ lùng anh mới hỏi thăm
-
Này đây chính gạo tám xoan
-
Nồi đồng thổi gạo tám xoan
Nồi đồng thổi gạo tám xoan
Mở ra cơm trắng thơm vang cả nhà -
Ra về xin nhớ lời nhau
Ra về xin nhớ lời nhau
Ăn cơm tấm ngấm về sau hỡi người -
Nhà kia sinh được ba trai
-
Đất chỉ vàng, làng cò trắng
-
Mấy lời hẹn ước từ xưa
Mấy lời hẹn ước từ xưa
Mất tơ nên phải đến vơ lấy tằm -
Thương nhau chẳng lấy được nhau
Thương nhau chẳng lấy được nhau
Trở về đắp bãi trồng dâu nuôi tằm
Chú thích
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Lửa sim: lửa đốt bằng cành cây sim.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
-
- Nốt son
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nốt son, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Triều Khúc
- Còn có tên là Cầu Đơ, Kẻ Đơ, hay Đơ Thao, là một ngôi làng cổ nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kẻ Đơ nổi tiếng với nghề dệt quai thao cho nón từ lâu đời. Trong làng có hai ngôi đình thờ Phùng Hưng, được dựng từ thế kỷ 17 với quy mô kiến trúc khá bề thế. Theo thần phả và truyền thuyết thì vào năm 791, trên đường tiến quân vào bao vây thành Tống Bình (nội thành Hà Nội ngày nay), dẹp bỏ ách đô hộ của nhà Đường do Cao Chính Bình cầm đầu, Phùng Hưng đã chọn Triều Khúc làm đại bản doanh, tức khu vực đình hiện nay.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Băng
- Xắt lá dâu cho nhỏ để tằm mới nở ăn lần đầu.
-
- Thiềng
- Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Kiên
- Bền, chắc, làm cho bền chắc.
-
- Yến ẩm
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Niết bàn
- Dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa, một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, chỉ trạng thái giác ngộ, không còn vướng mắc với những ràng buộc của thế gian (tham, sân, si, dục vọng, khổ não...), đoạn tuyệt với nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên.
-
- Đất chỉ vàng, làng cò trắng
- Làng cổ Thụ Ích (nay thuộc xã Yên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) trước kia có nghề làm chỉ tơ tằm, ruộng đồng lại tươi tốt, thẳng cánh cò bay (theo Địa chí Vĩnh Phúc).