Tìm kiếm "sinh con"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn ơi cha tổ cái lồn
Lồn ơi cha tổ cái lồn
Chịu nhịn chịu nhục mà chôn thằng buồi -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Một trăm ông chú chẳng bằng cái hĩm bà cô
-
Phải chi cải tử hoàn sinh
-
Anh có thương em đem bạc với tiền
-
Đường đi xúm xịt bờ sình
-
Lời thề hai mái tóc xanh
-
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Ai về đừng nói kẻo chồng tôi ghen -
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Cho gai mắt thấy, cho chua lòng sầu -
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau -
Sinh dữ, tử lành
-
Sinh vô gia cư, tử vô địa táng
-
Có ai những bận cùng ai
Có ai những bận cùng ai
Vắng ai giường rộng chiếu dài dễ lăn
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Những như mình thiếp bốc ngầm cũng xong
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như mình thiếp là xong một bề. -
Gió đưa buồm hạnh rảnh rang
-
Dãy dọc tòa ngang
Dãy dọc tòa ngang
Giàu sang có số
Kim Long, Nam Phổ
Nước đổ về Sình
Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh
Có làm răng đi nữa, cũng không đành bỏ nhauDị bản
-
Cũng vì duyên nợ ba sinh
-
Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
-
Ai về ngoài Bắc, cho em gởi một cắc
-
Lính vua, lính chúa, lính làng
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ chàng và bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị tiễn chồng ra điDị bản
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính bà già
Để em đi đỡ anh vài bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này
-
Đường đi chưn trợt bờ sình
Chú thích
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Tông cán
- Cán của con dao tông, một loại dao to và dài chuyên dùng để pha (chẻ) lạt nứa.
-
- Lồn lá vông, buồi tông cán
- Sự tương xứng về kích cỡ (lớn) của bộ phận sinh dục nam và nữ.
-
- Hĩm
- Bộ phận sinh dục phụ nữ (phương ngữ miền Trung). Cũng dùng để gọi bé gái còn nhỏ tuổi.
-
- Cải tử hoàn sinh
- Biến đổi cái chết thành cái sống, cứu cho người sắp chết được sống (chữ Hán).
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Sinh tử
- Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
-
- Tử sanh
- Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sinh dữ, tử lành
- Quan niệm dân gian cho việc nằm mơ thấy chết chóc là điềm lành, thấy việc sinh nở là điềm dữ.
-
- Sinh vô gia cư, tử vô địa táng
- (Nghèo khổ) Sống không có nhà ở, chết không có đất chôn.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Nam Phổ
- Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.
-
- Làng Sình
- Còn gọi là làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngã ba Sình
- Ngã ba sông nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ trước khi xuôi về phá Tam Giang đổ ra biển. Đây cũng là nơi sinh tụ của nhiều làng nghề như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên cùng với các hoạt động văn hóa đặc sắc. Video về Ngã ba Sình
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Bạch Xỉ sinh, thiên hạ bình
- Bạch Xỉ sinh ra thì thiên hạ được thái bình. Đây tương truyền là câu sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng cũng có thể là do Đoàn Đức Tuân tự phao ra để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Rượu lưu ly
- Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).