Chèo thuyền ra sông Cái, em ngó lại quê mình
Chim trên cành đủ cặp cớ sao mình lẻ đôi
Bởi vì đây đó đôi nơi
Con thuyền nan bằng chiếc đũa không một lời nhắn đưa
Cây đa bến cũ con đò xưa
Người thương có nghĩa, nắng mưa cũng chờ
Tìm kiếm "sông Ngân"
-
-
Lật đật cũng đến bên giang
-
Sống một đồng không biết
Sống một đồng không biết
Chết một đồng không đủDị bản
Sống một đồng không hết
Chết mười đồng không đủ
-
Sông Trà Ôn nhiều tôm cá
-
Cao nấm ấm mồ
-
Tiền trả, mạ nhổ
-
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Vái trời bớt gió cho sóng trong bờ bớt chao -
Bát trong sóng còn có khi động
-
Sông Thương nước chảy hai kì
-
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong bên đục em trông bên nào? -
Sông kia nước chảy lờ đờ
Sông kia nước chảy lờ đờ
Con thuyền lững thững với trăng mờ nào soi
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm
Bao giờ gió đứng, sóng êm
Thuyền anh xuôi ngược qua đêm lại về
Với em anh trót nặng lời thề. -
Chín đụn mười trâu, chết cũng hai tay cắp đít
Dị bản
Của giàu tám vạn nghìn tư, chết hai tay cắp lỗ đít
-
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Kéo dài chi kiếp sống thừa
Cho gai mắt thấy, cho chua lòng sầu -
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Yêu nhau sinh tử cũng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau -
Sống cục đất, mất cục vàng
-
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Dị bản
Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai
-
Sống thì sống đủ một trăm
-
Sống ngâm da, chết ngâm xương
-
Trưa về nằm gốc cây đa
-
Sống ở làng, sang ở nước
Chú thích
-
- Sông Cái
- Tên con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà, dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn. Phần thượng lưu của sông có rất nhiều thác: Đồng Trăng, Ông Hào, Đá Lửa, Nhét, Mòng, Võng, Giằng Xay, Tham Dự, Ngựa Lồng, Hông Tượng, Trâu Đụng, Giang Ché, Trâu Á... Sông còn có tên là sông Cù (do chữ Kaut của người Chiêm Thành xưa) hoặc sông Nha Trang.
-
- Giang
- Sông lớn (từ Hán Việt).
-
- Sông Trà Ôn
- Tên một nhánh của sông Hậu đoạn chảy qua huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.
-
- Cao nấm ấm mồ
- Nói về tập tục tảo mộ của dân ta. Mộ của dân thường ngày trước chủ yếu đắp bằng đất, tạo hình nấm tròn hay chiếc ghe bầu úp. Mộ lâu ngày thường bị mọc cỏ hoang, trâu bò phá hoại hay lún sụt do mưa gió... Nếu được con cháu trong nhà hàng năm chăm sóc, sửa sang thì nấm mồ tròn, cao, quang đãng, người đã khuất như cũng cảm thấy ấm áp vì lòng thành kính và nhớ thương của con cháu.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Tiền trả, mạ nhổ
- Nhận tiền rồi mới giao hàng (mạ). Câu này có ý nghĩa giống như câu Tiền trao cháo múc.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Sông Thương
- Còn có tên là sông Nhật Đức, xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, một con sông lớn ở miền Bắc. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương rồi đổ vào sông Thái Bình. Sông Thương có hiện tượng "nước chảy đôi dòng" do hiện tượng nhập giang của sông Sim mang nhiều phù sa đục vào dòng chính trong xanh, tạo thành hai dòng chảy song song không hòa với nhau.
Nghe ca khúc Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, có nhắc đến sông Thương.
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Sống cục đất, mất cục vàng
- Khi còn sống thì hắt hủi coi rẻ (như cục đất), đến khi chết thì mới thương tiếc cúng bái (như cục vàng).
-
- Theo tác giả Đỗ Đức: Hai nhăm tháng mười “là ngày bắt đầu có cơm mới, khi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc vào bồ.” (Từ câu ca dao — Thanh Niên Online, 10/08/2014).
-
- Sống ngâm da, chết ngâm xương
- Đời sống ở các vùng chiêm trũng quanh năm úng ngập ở các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày trước.
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Sống ở làng, sang ở nước
- Ngoài cuộc sống chu toàn ở làng xóm, còn phải có tiếng tăm, địa vị khiến nơi khác cũng phải kính nể.