Tìm kiếm "sông Cầu"
-
-
Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
– Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm.
– Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể
Cưới vợ có chửa về thổi lửa queo râu.Dị bản
-
Dời chân bước xuống dưới ghe
Dời chân bước xuống dưới ghe,
Nước xuôi vỗ sóng, lòng tê tái buồn. -
Những lời mình nói với ta
Những lời mình nói với ta
Sông sâu hóa cạn, đường xa hóa gần
Ai ngờ ra dạ lần khân
Sông cạn lại thẳm, đường gần lại xa.Dị bản
-
Ai về sông núi Phú Yên
-
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Ai về Long Phụng theo ta mà về
Ai về Long Phụng thì về
Gần sông tắm mát, chợ kề một bên.Dị bản
-
Thuyền về Đại Lược
Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là ngả rẽ của lòng
Biết nơi mô bến đục, bến trong cho em nhờ?Dị bản
Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nàoThuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là chổ rẽ của dòng
Bạn về quê bạn biết gửi lòng về mô
-
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng
Dị bản
Báo chết để da, người ta chết để tiếng
-
Sống thì con chẳng cho ăn
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi -
Chê sông mà uống nước bàu
Dị bản
-
Sông dài được mấy đò ngang
-
Tiền trao, cháo múc
Tiền trao, cháo múc
-
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau
-
Nước sông Truồi vừa trong vừa mát
-
Sông Gianh nước chảy đôi dòng
-
Cheo leo núi đá xây thành
Cheo leo núi đá xây thành
Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn
Biển khơi, nước chẳng quên nguồn
Gành xa sóng vỗ tiếng luồn trong hoa -
Sông sâu sào ngắn khôn dò
-
Gái trai cất giọng đêm hè
Gái trai cất giọng đêm hè
Tình ta trăng gió nghiêng về nước non
Sông sâu nước chảy đá mòn
Lòng ta sau trước sắt son không rời -
Sông Dinh ai bới, ai đào
-
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật
Sống mỗi người một nết,
Chết mỗi người một tật
Chú thích
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Chợ Củ
- Chợ Củ Chi, thuộc quận huyện Củ Chi, Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
-
- Phù sa
- (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Tộ
- Cái tô bằng đất nung, thường dùng để kho thịt, cá. Những món kho trong tộ gọi là kho tộ (thịt heo kho tộ, cá lóc kho tộ...)
-
- Giông khói đèn
- Giông gió lớn thường được báo trước bằng đám mây đen đặc có những sọc chỉ nhỏ như vệt khói đèn dầu xuất hiện ở chân trời.
-
- Lần khân
- Lần lữa, dây dưa, kéo dài ra mà không chịu quyết định.
Chày sương chưa nện cầu Lam,
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?
(Truyện Kiều)
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Long Phụng
- Một thôn thuộc xã Đức Phụng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ven bờ nam sông Vệ. Ngày xưa, khoai lang trồng ở vùng đất Long Phụng có vị ngon, bùi, trở thành món ăn nổi tiếng gần xa.
-
- An Thổ
- Tên một thôn thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên sông Trà Câu.
-
- Hải Môn
- Tên một thôn thuộc xã Nghĩa Hiệp , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề trồng hoa khá nổi tiếng.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chợ Đại Lược
- Cũng gọi là chợ Đại Lộc, một trong hai chợ lớn nhất làng Đại Lộc, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Từ thế kỉ 17 đất nước ta mắc nạn binh đao, nồi da xáo thịt bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Quảng Bình, mảnh đất có con sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa Đàng Trong (do chúa Nguyễn kiểm soát) và Đàng Ngoài (do vua Lê chúa Trịnh kiểm soát), lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh, từ đó mà có câu ca dao này.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Sông Dinh
- Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng, chảy quanh thị xã Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Hiện sông đã bị bồi lấp. Chú ý: phân biệt với một số con sông ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tên là sông Dinh.