Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi:
“Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?”
Tìm kiếm "cha"
-
-
Hai đứa mình hòa, phụ mẫu không hòa
-
Con chim bị ná, con cá bị câu
-
Tui ra hò chơi với mấy anh một bữa
-
Bước vô nhà thấy hai chai rượu trắng
-
Anh với em chút nữa thì gần
Anh với em chút nữa thì gần,
Tại ba với má bẻ cần tháo dây -
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh -
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về,
Kẻo em đây đang còn theo chân thầy mẹ cho trọn bề hiếu trungDị bản
-
Con mống, sống mang
-
Anh thương em chỉ nói bên ngoài
Anh thương em chỉ nói bên ngoài
Sao mà không nói tận tai mẹ thầy? -
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Dị bản
Con khôn đẹp mặt mẹ cha
Nhược bằng con dại nhuốc nha trăm đàng
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Dù cho cha đón ngả đình
Dù cho cha đón ngả đình
Mẹ ngăn ngả chợ, đôi mình cũng thương -
Em buôn bán nuôi ai dầm sương phán mại?
-
Cha còn là trăng giữa mùa
Cha còn là trăng giữa mùa
Mẹ còn là những trận mưa giữa hè -
Cá lưỡi trâu giằm trong nước mắm
-
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Mà chịu nơi cơm hẩm, nồi đất, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận, thì thế gian khỏi chê cườiDị bản
-
Trời cao lồng lộng
Trời cao lồng lộng
Đất rộng thinh thinh
Ra đi bỏ mẹ sao đành
Công ơn cha mẹ sinh thành ra em -
Cha mẹ giàu thì con thong thả
-
Áo vàng đừng để sứt khuy
Áo vàng đừng để sứt khuy
Cãi lời cha mẹ làm chi tội trời
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Quánh
- Đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ, cũng như quýnh).
-
- Nạng cửa
- Cây gỗ nhỏ có chạc để chống đỡ cửa từ phía trong nhà. Đây là loại nhà cũ ở quê, có cửa đóng mở lên xuống thường làm bằng tre, gọi là cửa chống.
-
- Nạp tài
- (Nhà trai) đem đồ sính lễ và một số tiền đến để nhà gái tổ chức đám cưới. Cũng gọi là nạp tệ, hoặc nộp tài.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mống
- Nổi lên, sinh ra, làm một việc dại dột, càn quấy (từ cổ).
-
- Sống
- Đực (từ cổ).
-
- Nhuốc nha
- Nhuốc nhơ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Phán mại
- Mua bán (phán: bán, mại: mua).
-
- Nại
- Nề hà, lấy làm điều (từ cổ, nay ít dùng).
-
- Cá lưỡi trâu
- Một loài cá thuộc họ cá Bơn phổ biến ở nước ta. Thân cá dẹp, dài khoảng 30 cm , mặt lưng và mặt bụng có hai màu khác nhau rõ ràng. Hai mắt đều nằm trên lưng vì khi bơi thân cá nằm sấp uốn lượn như một dải lụa. Cá lưỡi sống ở vùng biển cạn gần bờ, thường nằm vùi mình trong cát biển hoặc nằm sát dưới cát. Tuy nhiên, cá lưỡi trâu cũng có thể sống ở gần cửa sông nước lợ cũng như vào sâu trong các sông nước ngọt.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Trăng
- Chỉ tháng, thu: chỉ năm. Cách nói của người xưa.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Thất cơ lỡ vận
- Lâm vào cảnh rủi ro, bị mất mát, thua thiệt lớn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.