Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Ghe tàu lui tới, bốn mặt đều xinh
Thấy em đẹp dạng tốt hình
Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?
Tìm kiếm "cát trắng"
-
-
Khoai La Mạc, bạc Cao Điền, tiền Hạnh Lâm, mâm Văn Chấn, mấn Cát Ngạn
-
Mưa sa lác đác
-
Tay chém tay sao nỡ
Tay chém tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Một lời thề biển cạn non xanh
Chim kêu dưới suối vượn hú trên nhành
Qua không bỏ bậu bậu đành bỏ quaDị bản
Tay cắt tay sao nỡ,
Ruột cắt ruột sao đành.
Lời anh thề nước biếc non xanh,
Theo anh cho trọn tử sanh tại trờiTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Mấy khi mà gặp bạn lành
Trách trời vội sáng, tan tành đôi taTay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Lời thề một mái tóc xanh
Anh không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ anh
-
Cơm cha áo mẹ ăn chơi
Cơm cha áo mẹ ăn chơi
Cất bát cơm người đổ bát mồ hôi.Dị bản
Cơm cha cơm mẹ ăn chơi
Bưng bát cơm người, đổ bát mồ hôi
-
Trên giàn mướp hãy còn non
-
Gặp em đây giữa chốn hờ cơ
-
Chém cha tổ mẹ con gà
-
Ba đời bảy họ nhà tre
-
Tình cờ bắt gặp nàng đây
-
Ai thả câu nơi Cồn Hến
-
Em thời đi cấy ruộng bông
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha,
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền -
Thương anh thì cũng muốn thương
– Thương anh thì cũng muốn thương
Sợ truông cát nóng, sợ đường đá dăm
– Cát nóng anh cõng em đi
Đá dăm anh lặt, can gì em lo.Dị bản
-
Em là con gái đồng chiêm
-
Tay cầm cái dao
-
Bao giờ cho lợn cạo ngôi
-
Ra về em muốn về theo
Ra về em muốn về theo
Sợ truông cát nóng, sợ đèo đá dăm
Đá dăm em mới lượm rồi
Sợ truông cát nóng lại bồi cát thêm -
Con dao cái kéo ai cầm
Con dao cái kéo ai cầm
Em xin cắt nốt một vòng chàng ra
Những lời chàng nói với ta
Ngọt ngào đầu lưỡi cùng ta thề bồi
Cho nên thiếp chẳng nghe ai
Để không mang tiếng mang tai với chàng
Bây giờ nhìn mặt sao đang
Thiếp nhìn mặt chàng, hổ lắm chàng ơi
Dang tay mà hứng nước trời
Rửa sao cho sạch những lời khi xưa -
Trách ai khéo khảy đờn kìm
-
Đêm tàn canh lụn dầu hao
Đêm tàn canh lụn dầu hao
Xúc tình cất tiếng hò rao đỡ buồn
Chú thích
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Tứ diện
- Bốn mặt (từ Hán Việt).
-
- La Mạc
- Một địa danh nay thuộc xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, có nghề trồng khoai từ lâu đời.
-
- Cao Điền
- Một địa danh nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Vùng này có nghề truyền thống là trồng trầu không.
-
- Hạnh Lâm
- Tên một xã thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngày xưa đây là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều sản vật.
-
- Văn Chấn
- Một làng nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (phân biệt với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cát Ngạn
- Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Chế
- Chị, cách gọi ở một số địa phương vùng Tây Nam Bộ (như Bạc Liêu, Cà Mau), gốc từ tiếng của người Tiều Châu.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sinh tử
- Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Hờ cơ
- Xảy ra một cách bất ngờ, không dự liệu hay sắp đặt trước.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lăn tăn
- Lấm tấm từng tí một.
-
- Tương thân
- Thương yêu lẫn nhau (từ Hán Việt).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Cồn Hến
- Tên chữ là cồn Thanh Long, vùng đất bồi nằm ở giữa sông Hương, phía bên trái Kinh thành Huế, chia sông Hương chảy qua đoạn này thành hai nhánh. Nhánh phía đông chảy qua phường Vĩ Dạ. Nhánh phía Tây chảy qua các phường Phú Cát, Phú Hiệp. Cồn Hến có tên gọi như vậy vì dân trên cồn trước đây chủ yếu làm nghề cào hến.
-
- Rớ
- Loại lưới đánh cá lớn. Có hai loại rớ là rớ chồ và rớ thuyền. Rớ chồ rộng khoảng 80 đến 130 mét vuông, bốn góc rớ được cố định bằng bốn cây tre to cắm xuống lòng sông và được kết nối với một trục quay đặt trên một cái chòi qua hệ thống dây tời dài. Để kéo được chiếc rớ khổng lồ này người ngồi trên chòi phải dùng hai chân đạp vào các thang của trục tời để quay cho rớ nổi lên khỏi mặt nước. Khi rớ được kéo lên, người ta bơi một chiếc xuồng nhỏ ra giữa sông, nhẹ nhàng dùng tay vén bụng rớ từ ngoài vào trong để dồn tôm cá vào phía cửa thoát nằm ở ngay dưới bụng rớ. Lúc cá tôm được dồn về một chỗ, họ lại nhẹ nhàng túm lấy miệng cửa thoát kéo thấp xuống để cho cá tôm trút hết vào lòng xuồng. Rớ thuyền là một loại nghề di động, rớ được đặt gọn trên một con thuyền dài khoảng 7 - 8 mét, bơi trên sông để đánh bắt cá.
-
- Trà Nhiêu
- Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Lặt
- Nhặt (phương ngữ).
-
- Đèo Tùm Lum
- Một con đèo nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Đèo gồm những đồi dốc nhỏ, nằm sát biển, bên ngoài đèo Đá Dăm trên hướng từ Mũi Điện Kê Gà đi Phan Thiết. Ngày xưa đây là khu vực hoang sơ, ít người dám đi, nhưng những năm gần đây thì đèo đã được cải tạo thành khu nghỉ dưỡng.
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Sơn băng thủy kiệt
- Núi lở, sông cạn (thành ngữ Hán Việt). Tiếng Việt ta có thành ngữ tương tự là sông cạn đá mòn, thường dùng để thề nguyền. Ở một số ngữ cảnh, đây được coi là điềm báo đất nước sắp gặp họa lớn, dân chúng phải lầm than khổ sở.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).