– Liềm vàng cắt nắm rạ khô
Xin chàng đứng lại, để ô em cầm
– Ô anh chỉ để anh cầm
Để em đội nón ba tầm cho xinh
Tìm kiếm "cát trắng"
-
-
Thương nhau cắt tóc mà thề
Thương nhau cắt tóc mà thề
Khó nghèo cũng chịu, chớ hề bỏ nhau -
Cầm dao cắt cổ con gà
-
Buồn thì cất gánh đi buôn
Buồn thì cất gánh đi buôn
Một vốn bốn lãi em buồn làm chi -
Nhà bà cất mả Hàm Rồng
-
Đục rồi cất, cất rồi đục
-
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một chút một rầu như dưaDị bản
Gan vàng chẳng cắt mà đau
Cách em một phút dạ rầu như dưa
-
Thương mình dạ cắt lòng đau
Thương mình dạ cắt lòng đau
Những thương mà chết, những sầu mà hư! -
Nhất Ông đếm cát
Dị bản
Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông xây rú
Ông trụ trời
-
Hai tay bụm cát đắp mồ
-
Qua tới đây cất nón, vòng tay
-
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
-
Giấu chân lẫn cật cho tài
Giấu chân lẫn cật cho tài,
Mất hai miếng ấy nằm dài mà đo -
Bao giờ hết cát Mỹ Hoà
-
Hoa sen mọc bãi cát lầm
-
Đường dài ngựa chạy cát bay
-
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
-
Chị em một ruột cắt ra
Chị em một ruột cắt ra
Chị có em có mới là thân nhauDị bản
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có, ắt là người dưng
-
Chuyến này anh chở cát
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thươngDị bản
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở khoai
Duyên nợ của ai, anh trả lại cho ai
Biển rộng sông dài hai ngã biệt li
-
Tiên Châu có bãi cát vàng
Chú thích
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thần Trụ Trời
- Theo truyện cổ tích Việt Nam, thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Từ đó, trời đất mới phân đôi: Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời.
Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.
Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.
Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.
-
- Bá quan
- Từ chữ Hán Việt bá 百 (trăm), và quan 官 (quan lại), chỉ tất cả các quan lại trong triều đình. Cũng nói là bá quan văn võ.
-
- Ân trượng nghĩa dày
- Ơn nặng nghĩa dày.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mỹ Hòa
- Một địa danh nay thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều cát. Có người nói cát ở đây là cát thần, cứ lấy đi là tự sản sinh ra lại.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- La Hà
- Một làng nay thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trước đây nổi tiếng về truyền thống khoa bảng.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Thài lài
- Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tiên Châu
- Tên một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
-
- Cầu Vạn Củi
- Tên một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.