Cơm ăn với chả với nem
Ăn tuy mát ruột chẳng bằng em gặp chàng
Tìm kiếm "Cốm Làng Vòng"
-
-
Cơm chung bát canh chung nồi
Cơm chung bát canh chung nồi
Ước gì ta được cùng ngồi một mâm
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay -
Cơm ba bát, áo ba manh
Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết -
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cơm ăn thất thểu ít nhiều
Cảm thương cha mẹ nhớ điều vợ con
Đường trường cách trở nước non
Mẹ già đầu bạc thiếp còn xuân xanh -
Cơm không lành canh không ngọt
-
Cơm có bữa, chợ có chiều
Cơm có bữa,
Chợ có chiều -
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
Cơm chẳng lành,
Canh chẳng ngọt -
Cơm niêu nước lọ
Cơm niêu nước lọ
-
Cơm hai bát, bát ăn bát để
-
Cơm ăn mỗi bữa một lưng
-
Cơm nguội ăn với muối vừng
-
Cơm nước đã ngơi
-
Cơm mô no chó, ló mô no gà
-
Cơm thơm ăn với cá kho
Cơm thơm ăn với cá kho
Người khen, kẻ quở sao cho vừa lòng -
Cơm no bò cưỡi
Cơm no bò cưỡi
-
Cơm hẩm ăn với muối vừng
-
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon
-
Cơm hàng cháo chợ
Cơm hàng cháo chợ
-
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Cơm vừa chín tới, như vợ mới cưới về
Dị bản
Cơm chín tới, vợ mới về
-
Cơm hầu nước dẫn
Cơm hầu nước dẫn
Chú thích
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- Thợ thổ
- Thợ đào đất.
-
- Cổ lệ
- Hát lên để mừng, mở đầu cuộc vui.
-
- Giọng sổng
- Phần thứ hai trong bốn phần của một cuộc hát ghẹo Vĩnh Phúc. Các bài giọng sổng trước hết nói về thời tiết, thiên nhiên, rồi đi đến chuyện chính là nỗi niềm tâm sự.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Kẻ Ngọ
- Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Đụn
- Kho thóc.