Cầu Quan vui lắm ai ơi
Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng
Tìm kiếm "Rồng mây"
-
-
Nước ròng chảy xuống như tên
-
Kìa sông nọ núi Hàm Rồng
-
Làm trai lấy được vợ hiền
-
Phải chi mình vợ, tôi chồng
Phải chi mình vợ, tôi chồng
Biểu tôi đi lấy gan rồng cũng đi
Hai đứa mình xứng nút vừa khuy
Lựa ngày nào tốt dẫn đi cho rồi -
Nhà em mả táng hàm rồng
-
Sao sao cũng vợ cũng chồng
-
Nước ròng con cá trở về sông
-
Phụ mẫu em già, anh đi một cặp đòn rồng
-
Con công ăn lẫn với gà
-
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
-
Nước ròng, bìm bịp kêu hoài
-
Ai làm cho vịt bỏ đồng,
-
Nước đứng ròng, sao Mai dựng mọc
-
Không xuồng nên phải lội sông
-
Em về Kẻ Mỏ mần chi
-
Rắn đi còn dằm
-
Anh đừng thấy em nghèo anh phụ
-
Anh hỏi em cột phướn ai trồng
-
Ai là con cháu Rồng Tiên
Chú thích
-
- Cầu Quan
- Địa danh nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Tại đây vào thời nhà Lê có họp chợ trên bờ sông, và hàng năm đến đầu mùa xuân thì có tục bơi thuyền rồng.
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Mả táng hàm rồng
- Mồ mả cha ông được chôn cất ở hàm rồng, tức thế đất rất tốt theo phong thủy. Thành ngữ này chỉ sự may mắn, điều lành lớn.
-
- Thợ khảm
- Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đòn rồng
- Hai cây đòn to nằm cặp hông dọc theo chiếc xe tang, đầu trước chạm hình đầu rồng, đầu sau chạm hình đuôi rồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Kẻ Mỏ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rọng
- Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Phụ
- Làm trái với lời hẹn ước, hoặc phản lại công ơn hay lòng tin của ai đó. Từ này cũng được dùng để chỉ hành động đối xử tệ bạc với người đã có quan hệ yêu thương gắn bó.
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Gành Rồng
- Tên một mũi đá nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Trường Yên
- Một làng nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vào thế kỉ thứ 10, đây là kinh đô Hoa Lư của nước ta, lúc ấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tại đây có đền thờ Đinh Tiên Hoàng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, và đền thờ Lê Đại Hành ở gần đó. Hằng năm vào tháng 2, nhân dân tổ chức lễ hội ghi nhớ công lao của hai vị vua dựng nước và giữ nước này.
-
- Đinh Tiên Hoàng
- Tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979), vị vua sáng lập nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử nước ta. Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Ông sinh ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Tương truyền thuở bé ông đi chăn trâu cho chú, hay cùng bạn bè cưỡi trâu tập trận giả, lấy bông lau làm cờ. Vì vậy khi nhắc đến ông, hậu thế thường nhắc đến các cụm từ cờ lau tập trận, cờ lau dựng nước...
-
- Lê Đại Hành
- Tên húy là Lê Hoàn (941 – 1005), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Cũng chính ông đã tạo ra tiền đề cho Lý Công Uẩn sau này dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.