Hùm dữ cũng không ăn thịt con
Tìm kiếm "vu khống"
-
-
Giặc bên Ngô không bằng bà cô nhà chồng
-
Nói trước bước không qua
Nói trước bước không qua
-
Xôi hỏng bỏng không
-
Ngó lên trời không cao không thấp
-
Có cưới mà không có cheo,
-
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
-
Nứa trôi sông không giập thì gãy
-
Bụt chùa nhà không thiêng
Bụt chùa nhà không thiêng
-
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Gái lịch xinh chẳng sợ ế chồng -
Con cá chi không sanh không đẻ
-
Đêm năm canh không chớp mắt canh nào
Đêm năm canh không chớp mắt canh nào
Đi ra chép miệng, đi vào thở than -
Con cháu ngoại không đoái tới mồ
-
Lửa gần rơm không cháy cũng trèm
-
Ba mươi anh không đi tết
Ba mươi anh không đi tết
Rạng ngày mồng Một, anh không đi đến lạy bàn thờ
Hiếu trung mô nữa mà biểu em chờ uổng công
– Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ
Sáng mồng Một anh bận việc làng
Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!Dị bản
– Tối ba mươi anh không về lễ tết
Sáng mùng một anh không lạy giường thờ
Hiếu trung chi anh nữa mà khiến em đợi chờ uổng công
– Anh làm trai nam nhơn chi chí
Em làm gái thục nữ chi trinh
Em với anh nghĩa nghĩa tình tình
Phụ mẫu nhà chưa định, hai đứa mình dám đâu
-
Của đầy kho không biết lo cũng hết
Của đầy kho không biết lo cũng hết
-
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
-
Một mình nghĩ không tròn, một thân lo không xong
Một mình nghĩ không tròn,
Một thân lo không xong -
Ong làm mật không được ăn, yến làm tổ không được ở
Ong làm mật không được ăn,
Yến làm tổ không được ở -
Giàu thú quê không bằng ngồi lê kẻ chợ
Chú thích
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bà cô bên chồng
- Em gái của chồng.
-
- Bỏng
- Món ăn từ hạt ngũ cốc (gạo hoặc ngô) rang phồng. Xem thêm bánh bỏng gạo.
-
- Chư hầu
- Tên gọi chung của những vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng vua chúa lớn mạnh hơn. Những nhà quý tộc do một hoàng đế phong tước để cai trị một vùng đất cũng gọi là chư hầu.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Đanh
- Đinh (phương ngữ).
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Trèm
- Cháy xém.
-
- Hèm
- Bã còn lại sau khi đã chưng cất rượu bia, màu trắng đục, mùi rất nồng, thường dùng cho lợn ăn. Người nghiện rượu thường được gọi là hũ hèm.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thú
- Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.