Tìm kiếm "mặt cát"
-
-
Hỡi cô cấy lúa khum lưng
-
Rủ nhau đi gánh nước thuyền
-
Đặng chẳng mừng, mất chẳng lo
-
Những người tí hí mắt lươn
Những người tí hí mắt lươn
Trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người -
Chém cha con mắt lá khoai
Chém cha con mắt lá khoai
Liếc chồng thì ít, liếc trai thì nhiềuDị bản
-
Con dao vàng rọc lá trầu vàng
Dị bản
-
Cây thầu dầu lá cũng thầu dầu
-
Tay cầm khẩu mía tiện tư
-
Người khôn con mắt dịu hiền
Người khôn con mắt dịu hiền
Người dại con mắt láo liên nhìn trời -
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Dị bản
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai ai không ngó, cứ anh em nhìn
-
Mắt sâu râu rậm
Mắt sâu râu rậm
-
Nhăn như khỉ ăn ớt
Nhăn như khỉ ăn ớt
Dị bản
Mặt nhăn như khỉ ăn gừng
-
Cảnh chiều chiều hiu hiu gió thổi
-
Má miếng bầu coi lâu muốn chửi
Dị bản
Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi
-
Tóc vắn còn có khi dài
Tóc vắn còn có khi dài
Mấy đời mặt rỗ mà mài cho ra -
Anh trông cái mắt em này
Anh trông cái mắt em này
Khôn thì anh lấy, dại ngây thì đừng -
Mi nhỏ như sợi chỉ mành
-
Tiếng nhỏ mà lại không vang
Tiếng nhỏ mà lại không vang
Thêm mắt lờ đờ, tuổi thọ khó lâu -
Những người mắt trắng môi thâm
Những người mắt trắng, môi thâm
Trai thì trộm cướp, gái dâm chồng người
Chú thích
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đặng chẳng mừng, mất chẳng lo
- Vô tâm, được mất chẳng hề gì.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.