Nước trong lu, khi đầy khi cạn
Đèn ngoài vạn, khi tỏ khi mờ
Bướm bay vờn kiểng phất phơ
Lời trao ngày trước, bây giờ còn không?
Tìm kiếm "đèn trong bóng"
-
-
Trắng trong giữ giá nhà vàng
Trắng trong giữ giá nhà vàng,
Răng đen má đỏ, đợi chàng đầu xanh -
Ông ơi từ nẳm đến nay
-
Vua nào mặt sắt đen sì?
-
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài? -
Đèn ai leo lét trên non
Đèn ai leo lét trên non
Giống đèn bạn ngọc, ẵm con trông chồng -
Quan Nghè ở tận trong hang
-
Bởi anh tham trống bỏ kèn
Dị bản
Anh đừng ham trống bỏ kèn
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng
-
Con quạ đen con cò trắng
Con quạ đen con cò trắng
Con ếch ngắn, con rắn dài
Em trông anh trông mãi, trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên -
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò -
Trông sao sao sáng cả trời
Trông sao, sao sáng cả trời
Trông anh, anh đã đến chơi em mừng -
Chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng
Chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng
Bùa yêu ăn phải dạ càng ngẩn ngơ
Biết đâu trong đục mà chờ
Hoa xuân mất tuyết dễ mong nhờ cậy ai -
Cuối thu trồng cải trồng cần
Cuối thu trồng cải trồng cần
Ăn ròng sáu tháng cuối xuân thì tàn
Bây giờ rau muống đã lan
Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi
Mùa nào thức ấy lần hồi
Lọ là đem của cho người ta ăn. -
Ngọn mía lau khô trồng trên bờ lộ
-
Ra về mới đến nửa đồng
Ra về mới đến nửa đồng
Nón che, tay ngoắt, trong lòng nhớ thương. -
Hà Thanh nước chảy trong xanh
-
Trăm năm trong cõi người ta
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cho dù có sống đến già
Cho dù có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là phí toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại: một vòi nước trong -
Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục
Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục
Dầu đỏ như cục son tàu, gần mực cũng đen -
Ba năm thẻ cắm, nêu trồng
Chú thích
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Nẳm
- Năm ấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Mai Hắc Đế
- Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.
Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.
-
- Lý Thái Tổ
- Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
-
- Nguyễn Xuân Ôn
- (1825 – 1889) Cũng gọi là Nghè Ôn, một vị quan nhà Nguyễn và thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ 19 trong phong trào Cần Vương.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Hà Thanh
- Tên một con sông bắt nguồn từ miền núi phía Tây Nam huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Sông đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc.
-
- Đèo Son
- Tên một cái đèo thuộc tỉnh Bình Định, gần khu vực Ghềnh Ráng. Trên đỉnh đèo có mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
-
- Cắm thẻ ruộng
- Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
-
- Cắm nêu ruộng
- Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.