Tìm kiếm "hương án"

Chú thích

  1. Đại trụ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại trụ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  2. Chánh tế
    Người phụ trách tế lễ trong các lễ nghi ngày trước.
  3. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  4. Hương án
    Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

  5. Lễ khai niên
    Lễ cúng đầu năm mới để cầu may mắn, phát đạt.
  6. Ông gia
    Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
  7. Xa Lang
    Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

    Nghề mộc ở Xa Lang

    Nghề mộc ở Xa Lang

  8. Chùa Thượng
    Tên chữ là Phù An Tự, một ngôi chùa 300 tuổi nay tọa lạc tại địa phận thôn Bến Hầu, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  9. Cửa tam quan
    Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.

    Cổng tam quan chùa Láng

    Cổng tam quan chùa Láng

  10. Đền Cả Du Đồng
    Cũng gọi là đền Cả Tổng Du Đồng hoặc Tự Đồng, thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ ông Bùi Thúc Ngật, có công khai phá chiêu dân lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng thời nhà Lê.

    Đền Cả Du Đồng

    Đền Cả Du Đồng

  11. Đây các công trình kiến trúc, văn hóa với độ tinh xảo cao có tiếng ở Hà Tĩnh.
  12. Ngù
    Núm tròn chụp lên chóp mũ nón, cán cờ, cán binh khí thời trước, thường có đính những tua màu đẹp rủ xuống hoặc chòm lông dài.
  13. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng

  14. Bài ca dao này nói về việc vua Hàm Nghi cùng đại thần Tôn Thất Thuyết khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp.
  15. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  16. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  17. Hạc đầu đình
    Chim hạc trong điêu khắc trang trí đình làng, trên mái đình, hoặc tượng hạc đặt trong chính điện. Tượng hạc đứng trên lưng rùa thường được đặt bên bàn thờ Thành hoàng ở đình làng.

    Tượng rùa đội hạc

    Tượng rùa đội hạc

  18. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  19. Mãng cầu
    Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.

    Trái mãng cầu

    Trái mãng cầu

  20. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  21. Xống
    Váy (từ cổ).
  22. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  23. Quản voi
    Còn gọi là quản tượng, người lo việc coi sóc và huấn luyện voi.

    Quản tượng cưỡi voi

    Quản tượng cưỡi voi

  24. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  25. Vóc
    Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
  26. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  27. Vinh quy
    Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).

    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
    Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
    Tôi ra đón tận gốc bàng
    Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.

    (Thời trước - Nguyễn Bính)

  28. Tàn
    Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.

    Cái tàn vàng.

    Cái tàn vàng.

  29. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  30. Chợ Già
    Tên một cái chợ cũ nay thuộc xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  31. Quán Nam
    Một địa danh thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Phía Nam thành phố Thanh Hóa ngày nay cũng có một cây cầu gọi là cầu Quán Nam.
  32. Trinh Sơn
    Tên nôm là làng Chiêng, nay thuộc địa phận xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản bún gọi là bún làng Chiêng. Bến đò ở đây cũng gọi là bến Chiêng.
  33. Dương Xá
    Tên Nôm là làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng nằm bên dòng sông Mã, cạnh ngã ba Đầu. Đây là quê hương của Dương Đình Nghệ, người anh hùng đã khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm, và là bố vợ của Ngô Quyền.
  34. Đông Thổ
    Địa danh thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  35. Đình Hương
    Tên một làng thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hiện nay ở Thanh Hóa có đường và chợ mang tên này.
  36. Quang Trung Nguyễn Huệ
    (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

  37. Thuở tạo thiên
    Lúc mới lập ra trời đất.
  38. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  39. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  40. Quản
    E ngại (từ cổ).
  41. Đỗi
    Độ, chừng, mức (quá đỗi, đỗi đường).

    Tình ý theo người đi một đỗi
    Một đỗi, dài hơn bốn chục năm

    (Nhớ có lần, trên Bắc khuya, nghe một lão đàn hát - Tô Thùy Yên)

  42. Mướp
    Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.

    Giàn mướp

    Giàn mướp

  43. Phật thủ
    Một loại cây có quả thường được dùng để chưng trong dĩa trái cây cúng, đôi khi dùng thay cho chanh hoặc bưởi trong chế biến món ăn, làm mứt, trồng làm chậu kiểng, và làm thuốc Đông y. Phật thủ có nghĩa là bàn tay Phật. Quả phật thủ được cho là mang lại may mắn và tuổi thọ.

    Trái phật thủ

    Trái phật thủ

  44. Trầu hương
    Một loại trầu, sở dĩ có tên gọi như vậy là nhờ vào mùi thơm rất đặc trưng. Ngọn lá trầu hương dày và có vị cay hơn so với các loại trầu khác.

    Trầu

    Trầu

  45. Trợt
    Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  46. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  47. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
  48. Chợ Hà Đông
    Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.

    Chợ Hà Đông hiện nay

    Chợ Hà Đông hiện nay

  49. Củ cải trắng
    Một loại cải có rễ mọc phình to thành củ, màu trắng, có vị ngọt hơi cay. Phần lá cũng gọi là rau lú bú. Nhân dân ta thường trồng củ cải để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh... hoặc làm dưa muối. Ngoài ra, củ cải trắng còn được dùng làm vị thuốc Đông y giúp long đờm, trị viêm, bỏng, lợi tiểu, trừ lị...

    Củ cải trắng

    Củ cải trắng

  50. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  51. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  52. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  53. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  54. Thuốc xỉa
    Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
  55. Xạ hương
    Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
  56. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  57. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  58. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  59. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  60. Có bản chép: Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không?
  61. Troàn
    Truyền.
  62. Ngươn soái
    Nguyên soái (phương ngữ Nam Bộ).
  63. Tổng nhung
    Vị quan võ thống lĩnh toàn bộ việc quân của một địa phương.
  64. Sanh sản
    Sinh sản.
  65. Thổ Phồn
    Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
  66. Di địch
    Mọi rợ, chưa khai hóa. Người Trung Hoa thời cổ cho rằng nước mình ở giữa thế giới, gọi các dân tộc xung quanh họ, chưa tiếp thu văn hóa Trung Hoa, là Man (ở phía nam), Di (ở phía đông), Nhung (ở phía tây), Địch (ở phía bắc).
  67. Ác côn
    Đứa vô lại, hung dữ.
  68. An Lương
    Một địa danh thuộc xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đây là trung tâm buôn bán phồn thịnh bậc nhất của huyện, hình thành và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa phôi thai của thời cuối nhà Lê đầu Nguyễn. Vào ngày chợ phiên xe máy, xe thồ, xe ngựa chở hàng song mây, tre nứa, đồ nan, gỗ dân dụng kìn kìn đổ về chợ. Thuốc lá cũng là đặc sản của địa phương này.

    Chợ tre An Lương

    Chợ tre An Lương

  69. Hòa Hội
    Một địa danh thuộc xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
  70. Chợ Gồm
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

    Chợ Gồm

    Chợ Gồm

  71. Gò Găng
    Một địa danh nay thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây có nghề làm nón truyền thống, đồng thời có phiên chợ nón Gò Găng rất độc đáo, họp từ nửa đêm đến rạng sáng. Nón làm ở chợ Găng ngày xưa chủ yếu là nón ngựa.

    Chợ nón Gò Găng

    Chợ nón Gò Găng

  72. Chợ Gò Chàm
    Tên một phiên chợ ở Bình Định. Trước đây chợ ở cách thị trấn Bình Định khoảng hai cây số về phía Bắc. Vùng này có tên là xứ Lam Kiều vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, vì vậy chợ có tên chữ là Lam Kiều thị. Đúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm, nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ Gò Chàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiều mồ mả người Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thành Bình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi tên là chợ Bình Ðịnh, hay chợ Thành, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh, nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhóm suốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm.

    Chợ Bình Định ngày nay

    Chợ Bình Định ngày nay