Bói cho một quẻ trong nhà
Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên
Bói cho một quẻ trong nhà
Dị bản
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhà
Nuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
– Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
– Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo
Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo
Không bùa không thuốc mà theo mới là.
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồng
Chó ỷ thế nhà
Gà ỷ thế vườn
Gác chuông Kẻ Thượng,
Hương án Xa Lang,
Tam quan Tự Đồng
Chó cậy nhà
Gà cậy vườn
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồng
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế trống lầu, gác chuông
Chợ Lường họp lại vui thay
Đàng đông lúa gạo, đàng tây tru bò
Xã đã khéo lo
Lập lều hai dãy
Hàng sồi hàng vải
Thì kéo lên đình
Hàng xén xung quanh
Hàng thịt hàng lòng ở giữa
Ngong vô trửa chợ
Chộ thị với hồng
Dòm ngang xuống sông
Chộ thuyền với lái
Ngong sang bên phải
Chộ những vịt gà
Hàng nhãn, hàng na
Hàng trầu, hàng mấu
Hàng ngô, hàng đậu
Hàng mít, hàng cà
Hàng bánh, hàng quà
Hàng chi có cả
Rồi nào hàng cá
Hàng bưởi, hàng bòng …
Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn
Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
(Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)