Tìm kiếm "biên"
-
-
Sông sâu còn có kẻ dò
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùngDị bản
Lòng sông lòng biển dễ dò
Ai từng bẻ thước mà đo lòng ngườiDò sông dò biển dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người
-
Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo
-
Non cao, biển cả
-
Ai về em gởi bức thơ
Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu -
Chỉ điều xe tám đậu tư
-
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi -
Chừng nào biển cạn thành ao
Chừng nào biển cạn thành ao
Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình -
Yêu lắm làm chi
-
Động bể đông bắc nồi rang thóc, động bể bắc, đổ thóc ra phơi
-
Trời sinh có biển có nguồn
Trời sinh có biển có nguồn
Có ta, có bạn, còn buồn nỗi chi? -
Cho dù cạn nước biển Ðông
-
Con ơi, con nín mẹ ru
-
Dốc lòng trồng cúc bẻ bông
-
Sông sâu mà biển cũng sâu
Sông sâu mà biển cũng sâu
Muốn ăn cá lớn, rong câu cho dài -
Cực lòng nên phải biến dời
-
Thế gian chuộng của, chuộng công
-
Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
-
Ăn thì ăn những miếng ngon
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm -
Có làm thì mới có ăn
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến choDị bản
Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
Chú thích
-
- Biên
- Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
-
- Tướng
- Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cá ngừ
- Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Biên khu
- Vùng đất lớn ở biên giới (từ Hán Việt).
-
- Khơi
- Vùng biển ở xa bờ.
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Biến dời
- Đổi dời, chết (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Người không
- Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.