Lúc nắng thì lại đi chơi
Đến khi tối trời đổ lúa vô rang
Tìm kiếm "biên"
-
-
Lúc hui lui húc trong nhà
Lúc hui lui húc trong nhà
Ăn bốc ăn hốt ú na ú nần. -
Thôi thôi tôi biết anh rồi
Thôi thôi tôi biết anh rồi
Anh đi bốn cẳng, anh ngồi chực ăn -
Từ ngày em về nhà này
Từ ngày em về nhà này
Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư
Đi chợ ăn những quà trừ
Đi tắm mất váy khư khư chạy về
Nấu cơm trên sống dưới khê
Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa
Bữa ăn nồi bảy nồi ba
Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào
Rửa bát ngủ gật cầu ao
Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu
Ăn nói cảu nhảu càu nhàu
Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai
Việc ăn em chẳng kém ai
Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ
Việc làm chểnh mảng thờ ơ
Lại thêm một chút làm thơ với chồng. -
Của đời cha mẹ để cho
Của đời cha mẹ để cho
Làm không ăn có của kho cũng rồi.Dị bản
-
Mồm miệng đỡ chân tay
Mồm miệng đỡ chân tay
-
Nhàn cư vi bất thiện
Nhàn cư vi bất thiện
-
Chú ăn rồi chú lại ngồi
-
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngàyDị bản
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
-
Há miệng chờ sung
Há miệng chờ sung
-
Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày
Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày
Chợ xa quà rẻ mấy ngày cũng điDị bản
Ruộng gần thì bỏ chẳng cày
Chợ xa nhiều gạo mấy ngày cũng đi
-
Ngồi mát ăn bát vàng
Ngồi mát ăn bát vàng
-
Làm thân con gái chẳng lo
-
Vốn tôi có máu đau hàm
Vốn tôi có máu đau hàm
Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đauDị bản
Người sao có bệnh đau hàm
Lúc ăn thời khỏi, lúc làm thời đauVốn tôi có máu đau hàm,
Hễ ăn thì được, hễ làm thì đau
-
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng
-
Ngán thay cái kiếp lợn xề
Ngán thay cái kiếp lợn xề
Ăn bèo với cám, nằm lê trong chuồng -
Tháng năm đau máu
-
Nẫu giàu nẫu ngủ ban đêm
-
Tóc dài những búi mà trưa
Tóc dài những búi mà trưa
Ham chi người đẹp mà thưa việc làm -
Đất đâu đất lạ đất lùng
Chú thích
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cháo hoa
- Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
-
- Ông mệ
- Ông bà (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Lục Trạng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngủ Trưa.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.
-
- Dỡ
- Gói ghém mang theo.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.