Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Bồ đề
    Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).

    Cây bồ đề

    Cây bồ đề

  2. Tây Thiên
    Hay Tây Vực, Thiên Trúc, Tây Phương, những tên gọi trong Phật giáo chỉ Ấn Độ, vì nước này nằm ở phía Tây của Trung Quốc.
  3. Lạc Hồng
    Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.

    Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."

    Hình ảnh chim Lạc trên trống đồng

    Hình ảnh chim Lạc trên trống đồng

  4. Mủng
    Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Phanh
    Khoanh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  7. Hát đối về nghề làm dây từ xơ dừa ở thôn Chánh Khoan Đông, Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định.
  8. Tam Sơn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Ba Hà
    Tức Hà Thượng, Hà Trung, Hà Hạ (nay là Hà Thanh), ba làng nghề được lập vào cuối thế kỉ 15, nay thuộc địa phận Gio Linh, Quảng Trị.
  10. Cánh Hòm
    Một con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nối liền sông Thạch Hãn ở phía Nam và sông Bến Hải ở phía Bắc.
  11. Bastos Luxe
    Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
  12. Lò Nồi
    Tên một xóm xưa thuộc tổng Dưỡng Động, nay là xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  13. An Tử
    Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
  14. Thái Bình
    Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  15. Cầu Bo
    Tên dân gian của cầu Độc Lập bắc qua sông Trà Lý, xưa thuộc làng Bo, tỉnh Thái Bình.

    Cầu Bo những năm 1920

  16. Quy
    Con rùa (từ Hán Việt).
  17. Cá mại
    Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.

    Cá mại nấu canh chua

    Cá mại nấu canh chua

  18. Cá hóa long
    Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
  19. Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
  20. Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm: Theo cụ Tùng Lâm, câu này do đám dân chài làng Quảng Tế, huyện Hương Trà đặt ra để nhắc lại sự tích ông Huỳnh Hữu Thường, con một ngư phủ, mà biết chăm lo việc học hành, thi đỗ Cử nhân, rồi đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Thượng thư. Vua Tự Đức rất mến ông, nhận thấy làng ông không có đất đai chi cả, bèn hạ chỉ cắt 20 mẫu đất làng Nguyệt Biều giao cho làng Quảng Tế để có đất cho dân cư ngụ, trồng trỉa và xây cất đền chùa.
  21. Tam Thai
    Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
  22. Cái tóc cái tội
    Theo đạo Phật, làm thương tổn đến cầm thú, cỏ cây, côn trùng đều phải tội cả, vì những loài ấy cũng đều như người ta do Trời sinh ra. Theo quan niệm đó thì con người ta làm nên lắm tội lắm, số tội nhiều bằng số tóc trên đầu. (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
  23. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  24. Chu
    Một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ 1122 TCN đến 249 TCN, nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần. Đây là triều đại tồn tại lâu nhất của Trung Quốc.
  25. Tràng hạt
    Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.

    Chuỗi tràng hạt

    Chuỗi tràng hạt

  26. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  27. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  28. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  29. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  30. A-men
    Một từ mà người theo đạo Chúa (Công giáo, Tin Lành...) thường nói khi kết thúc một bài kinh, có thể dịch thành "Thật vậy" hoặc "Xin được như nguyện."
  31. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  32. Đầu xanh
    Chỉ người tuổi còn trẻ.

    Hay là thuở trước khách hồng nhan?
    Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
    Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
    Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
    (Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)

  33. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  34. Vãi
    Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
  35. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  36. Ải Nam Quan
    Tên cửa ải cực Bắc của nước ta, nên còn gọi là ải Bắc. Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí:

    Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.

    Trong văn học nghệ thuật, lãnh thổ nước ta thường được mô tả là kéo dài "từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau." Tuy nhiên, hiện nay ải Nam Quan lại thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.

    Ải Nam Quan

    Ải Nam Quan

  37. Bồ Đề
    Tên một bến nước xưa thuộc làng Phú Viên (tức Bồ Đề) ở ven sông Hồng về phía Gia Lâm. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh, đã đóng quân ở đây để vây thành Đông Quan (tên thành Hà Nội thời quân Minh đô hộ). Ở đây có hai cây bồ đề lớn, nay không còn. Nghĩa quân Lam Sơn đóng quân quanh đấy nên doanh trại còn được gọi là "doanh Bồ Đề."
  38. Thượng Ải Quan, hạ Bồ Đề
    Theo một số tư liệu, câu này nói về Thân Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc), tù trưởng động Giáp châu Lạng tức châu Quang Lang (hay châu Ôn, Lạng Sơn) (ngày nay thuộc Lạng Sơn). Ông lãnh đạo một đội quân người dân tộc dựa vào rừng núi, dùng chiến thuật du kích, tập kích sau lưng đạo quân nhà Tống, góp phần không nhỏ vào cho chiến thắng của nhà Lý trước nhà Tống năm 1077 ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Sau khi ông hi sinh, người dân lập nhiều đền, miếu thờ ông từ ải Nam Quan đến Bồ Đề.
  39. Muối dưa
    Trộn một hoặc nhiều loại rau, củ, quả với muối và một số gia vị rồi để lên men cho chua, dùng làm thức ăn.

    Dưa cải muối

    Dưa cải muối

  40. Chúng sinh
    Chỉ tất cả con người, động và thực vật (từ Hán Việt).