Yêu em không phải em giòn
Yêu em chất phác, việc làm siêng năng
Những bài ca dao - tục ngữ về "siêng năng":
-
-
Những người mặt mũi lọ lem
Những người mặt mũi lọ lem
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau
Những người mặt trắng phau phau
Bởi chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn. -
Siêng uống nác, nhác đi ẻ
-
Nhỏ còn thơ dại biết chi
-
Một ngày liệu ở giờ Dần
-
Quê ta đồng trắng, nước trong
Quê ta đồng trắng, nước trong
Lúa gạo thì ít, rêu rong thì nhiều
Dặn con phải nhớ lấy điều
Muốn cho no ấm phải sớm chiều siêng năng -
Năng nhặt chặt bị
-
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng
-
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
-
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. -
Năm canh thì ngủ lấy ba
-
Có làm thì mới có ăn
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến choDị bản
Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
Chú thích
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Cần
- Siêng năng (từ Hán Việt).
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.