Bấy lâu ta vẫn đi hàn
Gánh rương gánh bễ gánh than gánh đồng
Hàn từ xứ bắc xứ đông
Bao nhiêu khí dụng ta cùng hàn cho.
Những bài ca dao - tục ngữ về "nghề nghiệp":
-
-
Lấy chồng nghề ruộng em theo
Lấy chồng nghề ruộng em theo,
Chồng làm nghề biển hồn treo cột buồm -
Sinh nghề tử nghiệp
Sinh nghề tử nghiệp
-
Sểnh nhà ra thất nghiệp
-
Cơm nguội ăn với muối vừng
-
Làm người mà được khôn ngoan
-
Mỗi người phải có một nghề
-
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
-
Một nghề thì sống, đống nghề thì chết
Một nghề thì sống,
Đống nghề thì chết -
Đồng nghiệp tương cừu
-
Muốn làm nghề chớ nề học hỏi
-
Số thầy là số lôi thôi
-
Cha truyền con nối
Cha truyền con nối
Chú thích
-
- Khí dụng
- Các loại đồ dùng.
-
- Sểnh
- Đồng nghĩa với sổng, nghĩa là để thoát khỏi, để mất đi cái mình đã nắm được hoặc coi như đã nắm được.
-
- Thợ thổ
- Thợ đào đất.
-
- Nghệ
- Nghề (từ Hán Việt).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
- Tinh thông một nghề thì có thể sống đầy đủ, sung sướng cả đời (thành ngữ Hán Việt).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).
-
- Đồng nghiệp tương cừu
- Làm cùng nghề thì hay thù địch, đố kỵ lẫn nhau.
-
- Nề hà
- Ngại việc khó khăn.
Bờ trơn ta chẳng nề hà
Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ
(Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)