– Mẹ cha cái kiếp lao đao
Năm canh cứ lặn dưới rào cả năm.
– Anh đây huấn chỉ đế vương
Phải dò rún bể cho tường đáy sông.
Những bài ca dao - tục ngữ về "đối đáp":
-
-
Bây giờ hỏi thật chú cày
-
Mồ cha, mả mẹ anh đây
-
Ai xô ông Tể mà ông Tể Ngã
-
Khen cho chàng đã to gan
-
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Khen ai chống chiếc thuyền dò
Đi chưa tới bến đã miệng hò, chân quay?
– Tưởng bến sạch, nước trong nên anh ghé thuyền vào
Không ngờ rong rêu lộn lạo, anh nhổ sào xin lui -
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Xưa kia ai gảy đàn cầm
Cuộc cờ ai đánh dưới trần gian nguy
Ai mà tài đặt thơ ri
Ai mà uống rượu chín mươi bì không say?
Mong anh nói lại em hay
Em lui về lấy nhẫn đeo tay cho liền
– Xưa ông Bá Nha gảy đàn cầm
Cuộc cờ Đế Thích đánh dưới trần gian nguy
Tài Lý Bạch hay đặt thơ ri
Lưu Linh uống rượu chín mươi bì không say
Chàng đà nói đúng, thiếp tính răng đây thiếp hè -
Tà tà bóng ngả về tây
-
Nói ra cô bác đừng cười
-
Bữa nay buồm dựt neo dời
Bữa nay buồm dựt, neo dời
Anh ơi bớt ngủ nghe lời em than
– Em than ít ít anh cũng biết nhiều
Đừng than chi lắm chíu chiều ruột đau -
Tai nghe gà lạ gáy hay
-
Em nói nên mà dạ ở không nên
-
Em nấu cơm quên đơm vào rá
-
Tôi xin các bác giãn ra
-
Thuyền ai ba bốn chiếc nghinh ngang
Thuyền ai ba bốn chiếc nghinh ngang
Chiếc nào chưa vợ để thế gian đi nhờ?
Để làm chi lững đững lờ đờ
Kẻ đi không dứt, người ngồi chờ căn duyên
Gá lời kêu chàng ở dưới thuyền
Đưa em qua đó, hết nhiêu tiền trả cho!
Làm người đừng có so đo
Ta chưa trốn chợ lật đò mấy khi
Chèo thuyền ra rước mau đi
Kẻo mà thục nữ chờ lâu mất lòng
– Thuyền anh ba bốn chiếc bộn bề
Chiếc vô Gia Định, chiếc về Nha Trang
Còn dư một chiếc đưa nàng
Em ơi bước xuống để chàng đưa qua
Đưa em về tới quê nhà
Chữ ân là nặng, còn là chữ duyên -
Sông sâu cá lội mất tăm
Sông sâu cá lội mất tăm
Chín tháng cũng đợi mười năm cũng chờ
– Sông sâu cá lặn vào bờ
Lấy ai thì lấy đợi chờ mà chi -
Em nay như tấm lụa đào
-
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời
Anh nhìn lên trời thấy sao mấy cái?
Trâu ngoài đồng đực, cái mấy con?
Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?
Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào?
Trai anh đối đặng, em mở rào cho anh vô
– Anh nhìn trời cao thấy sao nhiều cái
Trâu ngoài đồng đực, cái hai con
Chuối non sáu bẹ, chuối mẹ mười hai tàu
Đất Ba Xuyên một mẫu bảy mươi hai sào
Anh đà đối đặng, em mở rào cho anh vô -
Thân em như trái mãng cầu
-
Con ngựa chạy giữa đàng nói con ngựa cất
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rào
- Khúc sông (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Huấn chỉ đế vương
- Theo lệnh của vua.
-
- Rún
- Rốn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cách gặt lúa ở Nghệ Tĩnh, hễ gặt đầy trong nắm tay thì gọi là một “tay,” hai tay nhập lại một thì gọi là một “gồi,” bốn gồi kết lại với nhau thành một “lượm,” bốn lượm cột lại thành một “bó,” hai bó là một “gánh” (đây là gánh lúa tám có tám lượm, người yếu hoặc lúa nhiều hạt nặng quá thì gánh lúa sáu, nghĩa là sáu lượm). Mỗi gánh lúa có 32 gồi tức là 64 tay, một trăm gánh có 6.400 tay hoặc 3.200 gồi.
-
- Cao tổ
- Gọi tắt là ông cao, cũng gọi là ông sơ, chỉ cha của ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Tằng tổ
- Nói tắt là ông tằng, chỉ ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Trúc
- Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đơm
- Đặt bẫy để bẫy chim, cò.
-
- Chu Vũ Vương
- Tên thật là Cơ Phát hay Tây Bá Phát, vị vua sáng lập nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc sau khi lật đổ nhà Thương. Nhà Chu tồn tại được 867 năm, là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đế Thích
- Một nhân vật thần thoại, được lập đền thờ ở một số nơi. Tương truyền Đế Thích đánh cờ tướng rất giỏi, có khi chấp đối phương cả đôi xe mà vẫn thắng.
-
- Lý Bạch
- (701- 762) Nhà thơ lớn trong lịch sử Trung Quốc, được hậu bối sùng bái tôn làm Thi Tiên. Ông thích ngao du sơn thủy và làm thơ rất nhiều, tương truyền tới hơn 20.000 bài, nhưng làm cho vui rồi vứt, thơ ông được truyền tụng đến nay phần lớn nhờ dân gian ghi chép lại. Lý Bạch còn nổi tiếng mê rượu, chuyện kể lúc ông cáo quan về quê, vua Đường Minh Hoàng ban tặng rất nhiều vàng bạc nhưng ông từ chối cả, sau được vua cho quyền uống rượu tại bất kì quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ được thanh toán vào ngân khố.
-
- Lưu Linh
- Tự là Bá Luân, người đất Bái, đời Tấn (Trung Quốc) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (bảy người hiền trong rừng trúc). Ông dung mạo xấu xí, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu và uống không biết say. Ta hay gọi những người nghiện rượu là "đệ tử của Lưu Linh" là vì vậy.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hè
- Nhỉ (phương ngữ Trung Bộ). Như lạ hè (lạ nhỉ), hay hè (hay nhỉ)...
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bắt bộ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bắt bộ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thốt
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Thân phụ
- Cha (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nghinh ngang
- Nghênh ngang.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mãng cầu
- Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá nheo
- Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.