Cực đà quá cực
Khổ đà quá khổ
Em ngồi Châu Ổ ngó thẳng Thạch An
Mắt nhìn chàng hai hàng luỵ ứa
Một lời đã hứa
Bốn ngựa khó theo
Dẫu rằng hai đứa mình nghèo
Ba núi cũng lội, bảy đèo cũng qua.
Những bài ca dao - tục ngữ về "cực khổ":
-
-
Cực như con chó không lông
-
Tay tôi cắt mấy cọng bàng
-
Biển Hồ cực lắm anh ơi
-
Bây giờ mới được thế này
Bây giờ mới được thế này
Xưa kia cắn rận bảy ngày trừ cơm -
Sung sướng những đứa bế em
Sung sướng những đứa bế em
Miếng cứt miếng đái, chẳng thèm chi đâu
Khổ sở những đứa chăn trâu
Ngồi trên đống thịt, bảo nhau mà thèm. -
Nằm thời lấy đất làm giường
-
Nhà tôi mượn lấy trời che
Nhà tôi mượn lấy trời che
Mua tranh lợp hè, thiếu trước hụt sau
Tiền của ở tại nhà giàu
Mắm muối ngoài chợ, củi rau ngoài đường
Nằm thời lấy đất làm giường
Lấy trời làm chiếu, lấy sương làm mền
Xâu làng bắt xuống trì lên
Trầy da tróc thịt, cái tên còn hoài
Không tiền tạm đỡ dĩa khoai
Bữa mô kiếm có thì vài miếng cơm
Ăn rồi ngủ thẳng đầu hôm
Canh hai thức dậy văn Nôm sử Kiều -
Gánh cực mà đổ lên non
Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, cực còn chạy theo -
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
-
Công em vun vén cây hồng
-
Có con phải khổ vì con
Dị bản
-
Một ngày hai sáu đồng xu
Một ngày hai sáu đồng xu
Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi! -
Lầm than khổ cực thế này
Lầm than khổ cực thế này,
Xúc than, cuốc đất suốt ngày lọ lem. -
Thân ai khổ như thân con rùa
-
Sớm mai gánh nước bờ ao
Sớm mai gánh nước bờ ao
Dặn anh buôn bán làm sao cũng về
Anh đừng trò chuyện say mê,
Bỏ cha già, mẹ yếu ba bốn bề cực em -
Đất Quảng Nam rộng đà ra sức rộng
– Đất Quảng Nam rộng đà ra sức rộng
Đường ra kinh xa đã quá xa
Anh ra làm chi mỗi tháng mỗi ra?
Anh ra một bữa cực ta ba, bốn ngày
– Tam Kỳ, Đại Lộc, Phú Yên, Khánh Hòa
Chốn kinh kì là chốn nhạc gia qua ở thường
Không đi thì ổng nhớ bả thương
Còn phận anh là rể xa đường quản chi
Đi thời phải sắm lễ nghi
Có lần ổng trả có kì ổng ăn luôn
Không đi cha ổng nghĩ, mẹ ổng buồn
Ổng có ra thăm cháu em nhớ chống chiếc xuồng cho cha vô
Cha vô năm ba bữa cha buồn
Ổng có trở về nhạc mẫu, em nhớ chống chiếc xuồng cho ổng raDị bản
-
Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai
Dị bản
Bĩ cực thái lai
Gian nan vất vả hết rồi
qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai
-
Cái kiến mày kiện củ khoai
-
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chú thích
-
- Châu Ổ
- Địa danh nay là thị trấn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Thạch An
- Địa danh nay là một thôn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
- Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
-
- Cậu
- Cách gọi các hoàng thái tử trong triều đình nhà Nguyễn.
-
- Ống đồng
- Cũng gọi là ống xì đồng, loại ống rỗng, làm bằng đồng, dùng để săn chim chóc bằng cách nhét phi tiêu một đầu và thổi mạnh vào đầu kia để bắn phi tiêu ra. Trẻ em ngày xưa cũng chơi ống đồng, nhưng thay phi tiêu bằng cục đất sét.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhằm phê phán Cù thị.
-
- Rùa đội bia
- Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Kinh thành, tức Huế, nhưng còn có ngụ ý khác.
-
- Tam Kỳ
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trung tâm tỉnh. Trước đây (đến nửa đầu thế kỷ 20), địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực thuộc xã ấy.
-
- Đại Lộc
- Tên một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Người dân sinh sống chủ yếu bằng các nghề trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát, làm nhang, thợ hồ, chế tác đá, đi rừng, tìm trầm, kỳ nam, khai thác dầu rái, buôn bán trao đổi...
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Khánh Hòa
- Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
-
- Nhạc gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Ba kỳ
- Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khổn
- Một biến thể ngữ âm của chữ "khốn" [困] (khốn khổ) trong phương ngữ Nam Bộ.
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, đến tận cùng của sự cay đắng thì thời ngọt bùi sẽ tới).
-
- Đụn
- Kho thóc.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).