Tòi mòi chín đỏ chín đen
Con gái Minh Phú hay ăn tòi mòi
Nước sông đổ lẫn nước ngòi
Con gái Minh Phú cầm roi dạy chồng
Những bài ca dao - tục ngữ về "con gái":
-
-
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
Con gái Hà Nội cọng giá cắn làm đôi
-
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn, trời dành phúc cho -
Vè con gái hư
Đầu hôm ngủ tới canh tư,
Còn nằm mà ngủ, muỗi thì nó cắn dư cả vùa
Canh năm thì dộng trống chùa,
Còn nằm mà ngủ, chúng lùa một bên
Ngủ thì quên tuổi, quên tên,
Ngủ cho mặt trời mọc đã lên ba sào
Sáng ra đái dựa hàng rào,
Còn đương ngây ngủ té nhào trong gai
Quét nhà long mốt long hai,
Con mắt dáo dác thấy trai ngó chừng
Bày ra cắt áo, cắt quần,
Cắt không kích tấc, nhằm chừng cắt ngang
Vải thời một tấc một quan,
Cắt thời khoét lỗ khoét hang đâu còn
Bày ra bánh cục bánh hòn,
Nắn bằng chiếc đũa, hấp còn bột không … -
Đường Hòa An đi thẳng một đàng
-
Nhà em nền đất, cột cau
Nhà em nền đất, cột cau
Tuy nghèo tiền bạc, nhưng giàu tình thương
Cha làm ruộng, mẹ làm vườn
Nghèo mà thanh bạch, mọi đường cũng xong
Em tuy thấp kém mặc lòng
Việc nhà, việc nước, góp công giữ gìn -
Khoai to vồng lắm củ
-
Nước sông pha lẫn nước đồng
Dị bản
-
Phụ mẫu đánh em treo ở ngã tư
-
Nhứt thích ăn trái chua
-
Gió đưa bụi chuối sau hè
-
Nhọn hoắt như đầu cá nhồng
-
Gái Thanh Hóa, khóa Viro
-
Tam Quan ít mít nhiều dừa
-
Gà luộc lại như gái cải giá
-
Mấy đời rồng đến nhà tôm
-
Nác chè hâm lại, con gái ngủ trưa
-
Vè con gái
-
Gái chửa hoang ngàn quan chẳng cáp
Gái chửa hoang ngàn quan chẳng cáp
-
Tưởng là con gái đương xuân
Tưởng là con gái đương xuân
Nào ngờ lại rặt một phường ăn sương
Chú thích
-
- Chòi mòi
- Còn gọi tòi mòi, chồi mòi, chu mòi, châm mòi, chua mòi, chóp mòi, mà ca, xô con, cây gỗ nhỏ thuộc họ Thầu dầu, cao 3-10 m, nhánh cong queo, mọc hoang ở vùng rừng thưa và đôi khi ở đồng bằng. Vỏ, cành con, lá chòi mòi dùng làm vị thuốc Đông y chữa đau đầu, tiêu chảy, làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp điều kinh.
-
- Minh Phú
- Tên một xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vùa
- Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.
Từ này cũng được phát âm thành dùa.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Lồng mốt, lồng hai
- Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.
-
- Hòa An
- Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Phú Thọ
- Một tỉnh miền núi, trung du thuộc vùng Đông Bắc nước ta, giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Sơn La; có tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì. Phú Thọ được coi là vùng đất tổ, tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nhà nước Văn Lang, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
-
- Kẻ Ngọ
- Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Ba làng Trà Lũ
- Ba làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài (ba thôn Trung, Bắc, Nam) thuộc huyện Giao Thủy, xã Xuân Trường, trấn Nam Định, nay là xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi nghĩa quân của Phan Bá Vành rút về cố thủ khi bị quân triều đình đàn áp.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Cá nhồng
- Một loại cá săn mồi có cơ thể thuôn dài với các quai hàm khỏe, rất phàm ăn. Cá nhồng sống ngoài biển khơi, có thể bắt gặp ở dạng sống đơn độc hoặc thành bầy xung quanh các rạn san hô.
-
- Trà Nhiêu
- Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Khóa Viro
- Đọc là vi-rô, một loại ổ khóa "nổi tiếng" chìa nào tra vào cũng mở được, rất phổ biến thời bao cấp. Có nguồn giải thích: khóa vi-rô mở rất nhẹ, tốt hơn hẳn so với khóa Việt Tiệp cùng thời.
-
- Tam Quan
- Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.
-
- Cải giá
- Lấy chồng khác.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trịn
- Bệt (phương ngữ Nghệ Tĩnh).