Trắng như tiên
Vô duyên bồ hố mại
Đen như cục than hầm
Cháu ngoại ông Hoàng Chăn
Những bài ca dao - tục ngữ về "Chân Lạp":
-
-
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
Đụng phải Chà Và, cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Đụng phải ông Tây cồ, cõng mẹ chạy ra.Dị bản
- Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô.Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Chú thích
-
- Bồ hố mại
- Tiếng Triều Châu, có nghĩa là không đẹp, không chịu. (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
-
- Nặc Ông Chân
- Còn gọi là Nặc Ông Chăn, Hoàng Chăn, tên vị vua trị vì Chân Lạp từ 1642-1659.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Theo một số nguồn, câu này tương ứng với giai đoạn Nam tiến, xâm chiếm Chân Lạp (vương quốc của người Khmer xưa) của người Việt vào khoảng thế kỷ 17, 18. Đại Nam thực lục (Tiền biên) có ghi lại rằng vào thế kỷ 17, ở quanh vùng Biên Hòa và Mỹ Tho ngày nay: "[...] thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập."
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.