Cha mẹ giàu đặng trung đặng hiếu
Cha mẹ nghèo, mất thảo mất ngay
Kim đâm xuống áo lụa dày
Từ ta xa bạn, ai bày cho anh
Những bài ca dao - tục ngữ về "bất hiếu":
-
-
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.Dị bản
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay: khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tuân giáo hóa
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu.
-
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu
-
Sống thì chẳng cho ăn nào
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy -
Ông sống ăn những cá thèn
-
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng
-
Mẹ lá rau, lá má
-
Lúc sống thời chẳng cho ăn
Dị bản
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy
-
Cục đất mà cắm cây sào
-
Sống thì con chẳng cho ăn
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi -
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Sao anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căn phần
- Căn duyên, số kiếp (từ Hán Việt).
-
- Bất tuân giáo hóa
- Không nghe lời dạy bảo.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cá phèn
- Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).