Biết rằng ai có mong ai
Sao trời lại nỡ rẽ hai thế này
Có sao Hôm chẳng sao Mai
Hai đàng hai đứa tình phai hoa tàn
Những bài ca dao - tục ngữ về "bài chòi":
-
-
Nửa đêm chó sủa ngõ ngoài
-
Ðò em đưa rước bộ hành
-
Con rắn đi đất bột còn dằm
-
Anh về cắm nọc căng dây
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Đừng ai bắt chước kẻ say
-
Xét ra cho kĩ sự đời
-
Thuyền ai thấp thoáng bên bờ
-
Trời mưa làm ướt sân đình
-
Rủ nhau đi đánh bài chòi
Dị bản
Rủ nhau đi đánh bài chòi
Ở nhà con khóc nó lòi rún ra
-
Tối qua tôi đi ra gò
-
Đi đàng phải bịt khăn đen
-
Lội suối trèo non
-
Lưng choàng áo đỏ
Lưng choàng áo đỏ
Đầu đội khăn đen
Chân đi lèng quèng
Là ông chân gãy -
Ai làm thượng hạ bất thông
-
Đi đâu mang sách đi hoài
-
Ngồi buồn nghĩ giận quan Tây
-
Ngồi buồn nghĩ chuyện xưa nay
-
Một anh để em ra
Chú thích
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Tử sanh
- Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Thái Tử.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Bài chòi
- Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Rún.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Điều.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Cu.
-
- Thượng hạ bất thông
- Trên dưới không được thông suốt (với nhau).
-
- Có bản chép: trắp.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Thưa.
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.