Những bài ca dao - tục ngữ về "ăn mày":
-
-
Nguồn cơn tôi biết thế này
-
Số lao đao phải sao chịu vậy
Số lao đao phải sao chịu vậy
Số ăn mày bị gậy phải mangDị bản
Lận đận lao đao, phải sao chịu vậy
Bởi số ăn mày bị gậy phải mang
-
Thiếu chi con gái chốn này
-
Ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng
-
Con cá lóc nằm trên bụi sặt
-
Hai chân leo đá đã mòn
-
Ăn xin cho đáng ăn xin
Dị bản
-
Còn duyên đóng cửa kén chồng
-
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Dị bản
Nhà giàu đứt tay, ăn mày sổ ruột
Bà chúa phải gai bằng thuyền chài sổ ruột.
-
Ăn mày là ai? Ăn mày là ta
Ăn mày là ai? Ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày -
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ
-
Anh trông thân thể em nay
Anh trông thân thể em nay
Ăn cắp khỏe chạy, ăn mày khỏe kêu -
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Lấy anh, anh sắm sửa cho:
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi.Dị bản
Lấy anh, anh sắm đồ cho,
Sắm bị, sắm gậy, sắm mo đuổi ruồi.
-
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn màyDị bản
Chó cắn chẳng cắn chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
Chú thích
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phú Nhiêu
- Một thôn nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Gấc
- Loại cây dây leo cho quả khi chín có màu cam đỏ đặc trưng, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Sặt
- Một loại cây, thuộc họ cây trúc rừng, thân nhỏ, rất thẳng và chắc, sống nơi có khí hậu ẩm, mát mẻ. Cây phát triển chậm nhưng tươi tốt quanh năm. Măng sặt chỉ to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Nghi nga
- Thả sức, tha hồ.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Bù nhìn
- Hình người giả, thường làm bằng rơm, mặc áo tơi, đội nón, được đặt giữa ruộng để dọa đuổi chim chóc. Những chính khách hoặc chính quyền chỉ có hư danh chứ không có thực quyền cũng gọi là bù nhìn.
-
- Ăn đong
- Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.