Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn
-
Có nếp có tẻ
Có nếp có tẻ
-
Gỏi thèm nem thừa
-
Kén quá hóa hỏng
Kén quá hóa hỏng
-
Bảy mươi học bảy mốt
Bảy mươi học bảy mốt
-
Rồng trắng lấy nước gạo mùa
-
Chưa vỡ bọng cứt, đã đòi bay bổng
Chưa vỡ bọng cứt đã đòi bay bổng
-
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc
Làm ruộng không trâu,
Làm giàu không thóc. -
Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt
Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt
Dị bản
Bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành
-
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
-
Lời nói gói vàng
-
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi
Mua trâu xem vó
Lấy vợ xem nòi -
Trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã lắm kẻ cầm dao
Trâu lành không ai mặc cả
Trâu ngã lắm kẻ cầm dao -
Thằng chết trôi lôi thằng chết đuối
Thằng chết trôi lôi thằng chết đuối
-
Đỏ mặt tía tai
Đỏ mặt tía tai
-
Da mồi tóc sương
Dị bản
Tóc bạc da mồi
Da mồi tóc bạc
-
Mặt búng ra sữa
Mặt búng ra sữa
-
Lười như hủi
-
Xay thóc có giàng, việc làng có mõ
Chú thích
-
- Đầu hồi
- Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Rồng lấy nước
- Còn gọi là vòi rồng, là hiện tượng một cột gió xoáy có đầu trên tiếp xúc với một đám mây, trong khi đầu dưới lại quét trên mặt đất. Sức gió rất nhanh và mạnh trong vòi rồng hút các vật từ mặt đất lên, đồng thời ngưng tụ hơi nước trong không khí thành những hạt nước nhỏ li ti, nên nhìn từ xa giống như có con rồng trên mây chúi đầu xuống hút nước. Tùy vào màu sắc của đám mây và ánh sáng, vòi rồng có thể có màu trắng, xám, hay đen.
-
- Lời nói gói vàng
- Lời nói nếu khéo sử dụng cũng có giá trị như gói vàng.
-
- Da mồi tóc sương
- Da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết; đây là hình ảnh để tả người già (cũng có cách nói da mồi tóc bạc, tóc bạc da mồi).
-
- Bệnh phong
- Còn gọi là bệnh cùi hoặc hủi. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng, ngón tay ngón chân rụng dần.
Trước đây bệnh hủi bị xem là nan y và người mắc bệnh hủi thường bị ghê sợ, xa lánh.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.